Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 30 - 46)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3. Các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền mặt trong thực tế. Kết quả cho thấy nhân tố quyết định đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác định bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thayđổi mức giá chung dự kiến, và các nhân tố về giá.

Nghiên cứu của Cambell và Brendell (1977) đã mở rộng thêm nghiên cứu của Nadiri (1969) về việc nắm giữ tiền mặt, bằng việc thu thập dữ liệu từ các công ty ngành sản xuấtở Mỹtừ năm 1953 – 1963, với phương pháp phân tích hồi quy bình phương bé nhất (OLS), Cambell và Brendell (1977) đã tìm thấy rằng là: Tài khoản bù trừyêu cầu không cóảnh hưởng đến việc nắm giữtiền mặt.

Nghiên cứu năm 1999của nhóm tác giả Opler và các cộng sự nghiên cứu về các nhân tố quyết định và những tác động của việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Với bộdữliệu nghiên cứu từ năm 1971 –1994 với 1048 công ty Mỹcó niêm yết. Thông

qua kiểm tra dữliệu thời gian và dữliệu chéo với mô hình của Famma– MacBeth. Opler và các cộng sự (1999) đã tìm ra kết quảnghiên cứu như sau:

 Các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh và có dòng lưu chuyển tiền tệ rủi ro hơn sẽ có tỷ lệ của tiền trên tổng tài sản không phải bằng tiền tương đối cao.

 Các công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn cao hơn có xu hướng giữtỷlệtiền mặt trên tổng tài sản không phải bằng tiền thấp hơn.

 Các công ty hoạt động tốt có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn.

Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữtiền mặt của công ty, sửdụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tếvà Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Với mô hình Famma – MacBeth, thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian.Ferreira và Vilela (2004) đã cho thấy rằng:

 Nắm giữtiền mặt có mối tương quan dương với cơ hội đầu tư, các dòng lưu chuyển tiền tệ; và tương quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.

 Nợngân hàng và nắm giữtiền mặt có tương quan âm.

 Sựphát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền mặt, trái với quan điểm của đại diện.

Theo nghiên cứu của Nguyen (2005), đã nghiên cứu giả thuyết số dư tiền mặt có động cơ phòng ngừa và phục vụ để giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận hoạt động. Thông qua việc thu thập 9.168 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo trong giai đoạn 1992 – 2003. Bằng phương pháp hồi quy. Ông đã tìm ra rằng:

 Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với mức độ rủi ro công ty. Nhưng tương quan âm với rủi ro ngành.

 Mặt khác, qui mô của công ty nhỏvà tỷlệnợ thấp thì việc nắm giữtiền mặt giảm và tăng với công ty có tăng trưởng lợi nhuận, triển vọng và có tỷlệchi trảcổtức.

Ở New Zealand, nghiên cứu của Hofmann (2006) đã kiểm tra các nhân tố quyết định nắm giữtiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính. Phát hiện của ông cho thấy rằng nhân tốchính quyết định việc nắm giữtiền mặt của các công ty New Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trảcổtức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng trưởng và biến động dòng thu tương quan dương với nắm giữtiền mặt; chi trảcổ tức cao và dự phòng tài sản có tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữtiền mặt thấp hơn.

Bài nghiên cứu của Saddour, K. (2006), qua nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm các công ty ở Pháp về các nhân tố và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua bộdữliệu 297 công tyở Pháp trong giai đoạn 1998–2002. Dựa trên mô hìnhđánh đổi và thuyết trật tự phân hạng, bằng phương pháp hồi quy OLS, với kiểu dữ liệu bảng và biến giả ngành. Saddour (2006) đã tìm rađược các kết quảsau:

 Mức độnắm giữtiền mặt gia tăng lên với rủi ro hoạt động và các cơ hội phát triển nhưng ngược lại với đòn bẩy tài chính.

 Các công ty đang phát triển, có mối tương quan âm giữ tiền mặt với qui mô công ty, mức tài sản lưu động và nợngắn hạn.

 Mức tiền mặt của các công ty trưởng thành gia tăng theo quy mô công ty, mức đầu tư và chi trảcổtức cho cổ đông và giảm đi với tín dụng thương mại và các chi phí nghiên cứu và phát triển.

Còn theo nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), nghiên cứu các nhân tố của việc nắm giữ tiền mặt của công ty ở Pakistan.Với mẫu dữ liệu là 205 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi trong thời kỳtừ năm 1998 – 2005 thông qua qui mô công ty và các ngành khác nhau. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Afza và Adnan (2007) đã phát hiện ra rằng:

 Việc nắm giữtiền mặt có mối tương quan âm với tỷlệgiá trị thị trường trên giá trị sổsách, vốn lưu động ròng,đòn bẩy tài chính và chi trảcổtức.

 Có mối tương quan dương giữqui mô công ty, dòng lưu chuyển tiền với việc nắm giữtiền mặt.

Qua nghiên cứu của Drobetz và Grüninger (2007), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữtiền mặt với một mẫu toàn diện gồm 156 công ty phi tài chính Thụy Sĩ trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2004. Thông qua phân tích hồi quy thống kê, Drobetz và Grüninger (2007) đã tìm thấy rằng:

 Tài sản hữu hình và quy mô công tyđều có tương quan âm với nắm giữtiền mặt của công ty.

 Chi trả cổ tức, lưu chuyển tiền tệtừhoạt động kinh doanh và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm có tương quan dương đến dựtrữtiền mặt.

Nghiên cứu 2009 của nhóm tác giả Hardin III và các công sự, nghiên cứu các nhân tốnắm giữtiền mặt của công ty ủy thác đầu tư bất động sản (REITs). Sửdụng mẫu gồm 1.114 quan sát từ194 công tyủy thác đầu tư bất động sản (REITs) ở Mỹ giai đoạn 1998-2006. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), họnhận thấy rằng:

 Việc nắm giữ tiền mặt tỷ lệ nghịch với các quỹ từ hoạt động, đòn bẩy tài chính và tư vấn nội bộ.

 Và việc nắm giữ tiền mặt có liên quan trực tiếp đến chi phí tài chính bên ngoài và các cơ hội phát triển.

 Nắm giữtiền mặt cũng có tương quan âm đến khả năng tiếp cận hạn mức tín dụng và sửdụng chúng.

Nghiên cứu của Isshaq và các cộng sự(2009), nghiên cứu quản trịthanh khoản của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Với mẫu quan sát từ năm 1991 – 2007 của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Thông phương pháp phân tích hồi quy bằng phần mềm Stata. Isshaq và các cộng sự(2009) chứng minh được rằng:

 Không có ảnh hưởng đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa nắm giữtiền mặt và giá cổphiếu.

 Đòn bẩy tài chính và biến động thu nhậpđược xác định là nhân tốquyết định quan trọng của giá cổphiếu.

Còn trong bài nghiên cứu của Megginson và Wei (2010) đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt và giá trị của tiền mặt trong các công ty tư nhân của Trung Quốc giai đoạn 1993-2007. Thông qua phân tích hồi quy, họ phát hiện ra rằng, các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao nắm giữtiền mặt nhiều hơn. Nợvà vốn lưu động có tương quan âm với nắm giữtiền mặt, trong khi nắm giữ tiền mặt giảm khi nhà nước tăng quyền sở hữu.

Nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010), đã nghiên cứu những ảnh hưởng của của kinh tếvĩ mô lên tính thanh khoản của công ty. Sốliệu nghiên cứu được lấy trên 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và 31 nước không thuộc EU trong giai đoạn 1994-2004. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng cố định

(Fixed-effect panel data regressions). Chen và Mahajan (2010) đã phát hiện ra ba điều sau:

 Sự ra đời của đồng Euro và việc thành lập kinh tế và Liên minh tiền tệ (EMU)đã làm giảm tính thanh khoản của công ty trong EU.

 Trong việc chuyển đổisang đồng tiền tệchung trong khối liên minh, tiền mặt và nợ ở các nước trong EU có tính thay thế cao hơn với các nước không thuộc EU

 Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổphiếu liên tục, quyền chống giám đốc và các quyền chủ nợ là nhân tố quyết định quan trọng của tính thanh khoản của công ty và nên bỏ qua trong các nghiên cứu về tính thanh khoản của công ty quốc tế.

Theo nghiên cứu của Kim và các công sự(2011), đã nghiên cứu các nhân tố quyết định đến mức độ nắm giữtiền mặt của công ty – Nghiên cứu thực nghiệm ở ngành Nhà hàng. Sau khi tập hợp dữ liệu thu được từ 125 công ty nhà hàng niên yết ra công chúng ở Mỹtừ năm 1997 – 2008. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Kim và các công sự(2011) phát hiện ra rằng:

 Các công ty nhà hàng với các cơ hội đầu tư lớn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

 Các công ty lớn thì nắm các tài sản lưu động cao hơn là nắm giữ tiền mặt. Các công ty có chi tiêu vốn cao và có chi trả cổ tức cao thì nắm giữ ít tiền mặt hơn.

 Cả động cơ phòng ngừa và giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các nhân tốquyết định nắm giữtiền mặt của các công ty nhà hàng.

Nghiên cứu của Wu và các cộng sự (2011), nghiên cứu về tín dụng thương mại, nắm giữ tiền mặt và tăng cường tài chính –Bằng chứng từ nền kinh tế chuyển đổi. Họ đã thu thập dữ liệu từ thị trường chứng khoán và kế toán Trung quốc gồm 13.229 quan sát từ 1626 công ty trong giai đoạn 1999-2009. Thông qua phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS),Wu và các cộng sự (2011) nhận thấy rằng:

 Những công ty ở khu vực có mức độ tăng trưởng tài chính cao có xu hương nắm giữ tiền mặt ít hơn cho các khoản phải trả khi đó công ty có các khoản phải thu thì nắm giữtiền mặt nhiều hơn.

 Tỷlệcủa các khoản phải thu thay thếcho tiền mặt được tăng lên đáng kểsau khi các chính sách phải thu cam kết được thực hiện.

Nghiên cứu của Sun và Wang (2011), nghiên cứu vềcấu trúc sở hữu và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt, bằng chứng từ Trung Quốc, với 5,169 quan sát với 929 công ty trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008. Thông qua phương pháp hồi quy thống kê, Sun và Wang (2011) đã nhận định rằng: Giá trị của lượng tiền mặt dư thừa ở những công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân ít hơn so với những công ty được kiểm soát bởi chính phủ. Mặt khác,Sun và Wang (2011) cũng cho rằng:

 Sự mất quyết quyền kiểm soát của cổ đông có ảnh hưởng đáng kể và tích cực với lượng tiền mặt dư thừa năm trước trong các công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân trong khi đó không ảnh hưởng đáng kể ở các công ty bị kiểm soát bởi chính phủ. Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng sự kiểm soát cổ đông tư nhân có khả năng lớn hơn để nắm lợi ích cá nhân trong việc nắm giữ tiền mặt.

Nghiên cứu của Ogundipe và các cộng sự (2012), nghiên cứu việc nắm giữ tiền mặt và đặc điểm của công ty – Bằng chứng từ thị trường mới nổi ở Nigerian. Với dữ liệu được chọn từ 54 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigerian trong giai đoạn từ năm 1995 – 2010. Thông qua phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS, Ogundipe và các cộng sự (2012) đã tìm rađược rằng:

 Có mối tương quan dương giữa dòng lưu chuyển tiền tệ, đòn bẩy tài chính, ROA và đầu tư tài sản cố định với việc nắm giữtiền mặt.

 Có mối tương quan âm giữa vốn lưu động ròng với việc nắm giữtiền mặt.

 Cơ hội đầu tư và quy mô công ty có tác động tích cự đáng kể đến việc nắm giữtiền mặt của các công ty.

Trong năm 2013 nghiên cứu của Gao và cộng sự, nghiên cứu các nhân tố quyết định chính sách tiền mặt của công ty: cái nhìn từ công ty tư nhân. Với bộ dữ liệu quan sát theo năm gồm 54.404 công ty công và 10.595 công ty tư nhân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2011 ở Mỹ, lấy từ Capital IQ database. Thông qua phương pháp thống kê hồi quy, Gao và cộng sựtìm ra rằng:

 Việc nắm giữ tiền mặt ở công ty tư nhân chỉ bằng phân nữa so với việc nắm giữ tiền mặt ở các công ty công. Bằng việc thiết lập chính sách tiền mặt cho mỗi nhóm, Gao và cộng sự cho rằng sự khác nhau dẫn đến chi phí đại diện cao hơn rất nhiều trong các công ty công.

Nghiên cứu của Chen và Liu (2013), nghiên cứu việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ở Trung Quốc, thông qua thu thập 1406 dữ liệu báo cáo tài chính từ các công ty ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012, bằng phương pháp hồi quy thống kê, Chen và Liu (2013) đã kết luận rằng:

 Khi các công ty bị hạn chế về tài chính nhiều nhiều hơn, thì khả năng giữ tiền mặt của họ nhiều hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp, vốn lưu độngthuần và chi tiêu vốn thấp hơn có nhiều khả năng giatăng nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, Trung Quốc có môi trường kinh tế khác với các nước phát triển, hầu hết các công ty sản xuất là nhà nước do đó, các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của công ty.

Nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014), nghiên cức các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính ở Pakistan. Bằng việc thu thập dữ liệu của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi và 6 ngành công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Thông qua phương pháp hồi quy thống kê, Kafayat và các cộng sự (2014) đã tìm ra kết quả như sau:

 Quy mô công ty, vốn lưu động ròng và chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữtiền mặt của công ty, có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn.

 Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với chi trả cổ tức và có mối tương quan âm với quy mô công ty,đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn.

 Các ngành công nghiệp khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiện (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mẫu số liệu theo quý của 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Thông qua phương pháp hồi quy theo 3 cách: Pooling, Random Effect và Fixed Effect, tác giả đã tìm rađược:

 Việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ hội đầu tư, đòn bẩy và dòng tiền của công ty, tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân hàng.

 Việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt công ty.

Nghiên cứu của Phạm Hữu Tín (2014), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam: xem xét tác động của tín dụng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)