Nghiên cứu các đặc điểm sinh học để phân loại xạ khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram dương ở các vùng núi đá vôi và khai thác khoáng sản tại thái nguyên​ (Trang 29 - 30)

Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học để phân loại xạ khuẩn

Để quan sát các đặc điểm hình thái như hình dáng khuẩn lạc, màu sắc KTKS, KTCC, sắc tố tan, sự hình thành melanin, ... các chủng xạ khuẩn được nuôi cấy trên các môi trường Gause I, Gause II, ISP- 1, ISP- 4, ISP- 5, ISP- 6, ở nhiệt độ 28-30

oC. Sau 7-14 ngày quan sát màu sắc KTKS, KTCC và sắc tố tan trên môi trường theo phương pháp của Shirling và Gottlieb và sử dụng bảng màu của Tresner và Barkus (1963).

Đặc điểm sinh lí, sinh hóa của chủng được mô tả dựa vào khả năng đồng hóa các nguồn cacbon, khả năng ức chế các VSV, khả năng mẫn cảm với các CKS... và sự sinh trưởng của xạ khuẩn ở các điều kiện nuôi cấy khác nhau (pH, nhiệt độ, muối ).

2.4.3.1. Đặc điểm hình thái

Màu sắc khuẩn lạc (KTKS): Màu sắc của KTKS được so với 7 nhóm màu của Tresner và Backus (1963): xanh da trời, sẫm, xám, xanh lá, đỏ, tím, trắng, vàng.

Màu sắc của KTCC: chia vào 5 nhóm vàng- nâu (gồm cả các loại không tiết sắc tố); xanh da trời, xanh lá, đỏ-da cam, tím...

Khả năng sinh sắc tố tan: khả năng sinh sắc tố tan được xác định trên môi trường ISP- 5. Sắc tố tan được xếp vào 5 nhóm giống màu của KTKS và KTCC vàng nâu, xanh da trời, xanh lá, đỏ-da cam, tím.

Sự hình thành sắc tố melanin: để kiểm tra khả năng hình thành melanin, nuôi cấy xạ khuẩn trên môi trường ISP- 1, ISP- 6 ở nhiệt độ thích hợp. Quan sát trong 14 ngày, nếu chủng sinh ra melanin thì màu của môi trường sẽ chuyển từ vàng nhạt sang nâu, đen [39].

2.4.3.2. Các đặc điểm sinh lí.

Khả năng sử dụng nguồn cacbon

Xạ khuẩn được nuôi trên môi trường ISP9 bổ sung nguồn cacbon (0,1%). Kết quả sinh trưởng được xác định sau 14 ngày, so sánh với ống đối chứng âm và đối chứng dương (môi trường có D-glucose).

Khả năng sinh trưởng ở nồng độ muối, pH.

Xạ khuẩn được nuôi trong môi trường lỏng NB có bổ sung nồng độ muối (0-10%), bổ sung nồng độ pH (3-10). Nuôi ở nhiệt độ 30oC và đọc kết quả sau 7 ngày.

Khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ khác nhau

Xạ khuẩn được nuôi trong môi trường thạch NA ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau từ 10oC, 14oC, 30oC, 40oC, 45oC. Mục đích là tìm giới hạn nhiệt độ mà chủng có khả năng sinh trưởng. Đọc kết quả sau 7 ngày nuôi cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram dương ở các vùng núi đá vôi và khai thác khoáng sản tại thái nguyên​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)