Các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

1.2 .Nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

1.2.2 .Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mố

1.3.2. Các yếu tố kinh tế

Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó có hai đặc điểm quan trọng đó là: Tốc độ phát triển và Sự thay dổi diễn ra nhanh trên hầu hết các lĩnh vực của đồi sống kinh tế xã hội.

Về tăng trƣởng kinh tế nói chung, Việt Nam đã và đang đạt mức tăng trƣởng tƣơng đối cao, tốc độ tăng GDP bình quân đạt trên 7,5% trong giai đoạn 1997 - 2007. Đặc biệt, tốc độ tăng của GDP khá ổn định từ năm 2000

đến hết 2007. Trong một thời gian dài, Việt Nam đứng thứ 2 Châu Á (sau Trung Quốc) về tốc độ tăng trƣởng.

Tính đến năm 2007, xét theo tỷ trọng trong GDP, cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chủ yếu có sự chuyển dịch giữa hai khu vực nông - lâm - thủy sản và công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 24,53% năm 2000 xuống còn 20,34% năm 2007 và tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,73% lên 41,48% trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,73% lên 41,48%, trong khi tỷ trọng khu vực dịch vụ vẫn giao động quanh mức 38,0 - 38,7% (Nguồn: Niên giám thống kê 2000 ÷ 2009). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa đã và đang tạo ra nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Công thƣơng công bố vào năm 2006, trong cơ cấu tiêu dùng xăng dầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, công nghiệp và dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, đang là những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất. Tỷ trọng tiêu dùng xăng dầu của hai ngành này chiếm trên 70% tổng lƣợng xăng dầu tiêu thụ của cả nƣớc.

Sự tăng trƣởng ở mức cao của nền kinh tế cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiêp - dịch vụ trong thời gian qua đang tạo ra những điều kiện tiền đề đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng cao và liên tục trong những năm tới. Đây là các yếu tố hết sức quan trọng và có ảnh hƣởng quyết định đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng năng lƣợng nói chung và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế WTO và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển. Nhiều cam kết quốc tế cũng đang đƣợc thực hiện theo lộ trình hội nhập

và mở cửa tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia kinh doanh trên thị trƣờng Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của nƣớc ngoài sẽ đầu tƣ vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam nhƣ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xăng dầu…Sự tham gia của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam sẽ có tác động quan trọng làm cho thị trƣờng kinh doanh của Việt Nam nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng trở nên sôi động hơn. Mức độ phức tạp của thị trƣờng ngày càng gia tăng tạo ra sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nói riêng và ngành năng lƣợng nói chung.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng sự phát triển cùng với hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nhƣ đã phân tích ở trên sẽ có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nói riêng. Điều này, một mặt vừa tạo ra cơ hội mới thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam, đó là các cơ hội tăng trƣởng và mở rộng thị trƣờng tiềm năng, nhƣng mặt khác sẽ đƣa đến những thách thức lớn cho các doanh nghiệp này, đặc biệt là những áp lực phải thay đổi cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)