Các yếu tố nguồn lực và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

1.2 .Nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

1.2.2 .Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mố

1.3.5. Các yếu tố nguồn lực và điều kiện tự nhiên

Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên nói chung của Việt Nam là khá phong phú và sẽ là một lợi thế lớn nếu nhƣ đƣơc khai thác một cách hợp lý và hiệu quả. Thực tế cho thấy, các ngành đóng vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển nói chung, trong đó có tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tƣ phát triển cũng là những ngành dựa nhiều vào nguồn lực tự nhiên của Việt Nam. Theo các khảo sát và đánh giá, Việt Nam có nguồn lực tự nhiên rất quan trọng liên quan đến kinh doanh xăng dầu là tài nguyên dầu mỏ. Đây là một trong những tiền đề cho sự phát triển ngành xăng dầu trong thời gian vừa qua và trong những năm tới.

Việt Nam hiện nay đang khai thác một số mỏ dầu có trữ lƣợng tƣơng đối lớn. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong việc phát triển ngành năng lƣợng xăng dầu nói riêng. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa một phần có thể đƣợc cung cấp ở trong nƣớc bằng nguồn xăng dầu khai thác và chế biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều năm, do chƣa có đủ số lƣợng nhà máy lọc dầu nên mặc dù là một nƣớc xuất khẩu dầu thô, Việt Nam vẫn là nƣớc nhập các sản phẩm xăng dầu. Giá của xăng dầu tiêu dùng trong nƣớc vẫn bị ảnh hƣởng lớn từ giá dầu trên thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải tồn tại và phát triển doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sản phẩm xăng dầu độc lập và có quy mô lớn để có đủ tiềm lực điều tiết và cân đối việc cung cấp xăng dầu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh nguồn dầu mỏ, Việt Nam cũng có các nguồn năng lƣợng tự nhiên khác nhƣ than, khí đốt để trở thành một nƣớc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nhƣ than, điện. Do có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển, ngành sản xuất điện từ thủy điện đã đƣợc khai thác trong nhiều năm qua và vẫn đƣợc ƣu tiên phát triển trong những năm tới. So với giá xăng dầu, giá của các nguồn năng lƣợng than và điện thƣờng rẻ và ổn định hơn nhiều. Khi giá xăng

dầu lên quá cao, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có xu hƣớng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm năng lƣợng có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, để có thể dùng đƣợc các sản phẩm thay thế này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi máy móc và dây truyền công nghệ cũng nhƣ tìm cách kiểm soát năng lƣợng ô nhiễm để bảo vệ môi trƣờng theo yêu cầu của Nhà nƣớc. Những điều kiện ràng buộc này làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm xăng dầu không dễ dàng và nhanh chóng chuyển sang sử dụng các sản phẩm năng lƣợng thay thế. Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong những năm tới có khả năng không bị ảnh hƣởng lớn.

Nhƣ vậy, các điều kiện xã hội, kỹ thuật công nghệ và nguồn lực tự nhiên đang và sẽ có nhiều tác động đến kinh doanh nói chung cũng nhƣ hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng. Một mặt, trữ lƣợng dầu thô còn hạn chế và ngành chế biến xăng dầu chƣa phát triển, nhƣng mặt khác, ngành chế biến xăng dầu lại phát triển từ điểm xuất phát thấp nên trong những năm tới sẽ có xu hƣớng phát triển nhanh. Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong việc đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến xăng dầu hoặc đầu tƣ khai thác xăng dầu hoặc đầu từ vào một số ngành năng lƣợng nhƣ điện, than. Ngoài ra, khi các nhà máy điện phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có khả năng mở rộng lĩnh vực đầu tƣ hoặc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu nếu có đủ tiềm năng và khả năng tiếp cận, tận dụng cơ hội thị trƣờng để có thể trở thành các đối tác cung cấp nguyên liệu hoặc cùng đầu tƣ cho các nhà máy điện của quốc gia.

1.4. Kinh nghiệm QLNN và điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu của một số nƣớc và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)