tại Công ty.
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự.
Cơ cấu bộ máy quản lý được thể hiện trong sơ đồ 2.1, cụ thể:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc ngƣời đƣợc cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý
(Nguồn: Văn phòng tổng hợp - CTCP TCT Công trình Đường sắt)
TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT THỊ TRƢỜNG VÀ KHÁCH HÀNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- Thông tin chỉ đạo và báo cáo - Thông tin trao đổi với khách hàng - Thông tin trao đổi nội bộ
Trạm y tế Văn phòng Tổng hợp Phòng Thí nghiệm Phòng Tài chính kế toán Phòng Vật tƣ Phòng Thiết bị Trung tâm tƣ vấn Phòng Kỹ thuật Công nghệ Phòng Tổ chức Lao động Ban chỉ đạo các dự án Phòng Dự án Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công ty, đƣợc Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tƣơng lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chƣa hoàn thành. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.
- Ban Tổng Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc và 6 Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lƣợc và kế hoạch đã đƣợc Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.
- Các phòng - ban cơ quan Công ty:
+ Phòng Tổ chức: có nhiệm vụ tham mƣu cho tổng giám đốc về công tác quản lý, sử dụng lao động, an toàn lao động, tổ chức đào tạo nâng lƣơng, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên.
+ Văn phòng tổng hợp: Là bộ phận đảm nhận về lĩnh vực văn phòng; công tác hành chính, tổng hợp; công tác thi đua khen thƣởng; công tác y tế; công tác bảo vệ, an ninh trật tự.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Căn cứ vào các biểu thiết kế công trình lọc, tách khối lƣợng, lập các phƣơng án tổ chức thi công, kiểm tra các công trình theo đúng thiết kế, đảm bảo tiến độ công trình.
+ Phòng thiết bị: Quản lý về trang thiết bị trong toàn bộ Công ty.
+ Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty theo đúng luật kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành nhƣ Mở tài khoản tại ngân hàng giao dịch, quan hệ với ngân hàng để thanh toán, vay vốn cho các công trình theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc, quan hệ với cấp trên để xin cấp vốn và thanh toán các công trình do cấp trên giao; Lập kế hoạch tiền mặt, thanh toán lƣơng và phân phối thu nhập, thực hiện các chế đố chính sách tiền lƣơng với công nhân viên, lập kế hoạch theo dõi khấu hao của tài sản cố định các tài khoản của công ty; thực hiện công tác giám sát hoạt động, thu thập và xử lý thông tin của các xí nghiệp thành viên...
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trƣớc Công ty về lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch kinh doanh.
* Đặc điểm về lao động của CTCP TCT Công trình Đường sắt:
Qua bảng 2.1, ta thấy đƣợc số lƣợng lao động nam luôn chiếm gần 90% số lao động của Công ty, đây là do đặc thù công việc yêu cầu lao động nặng. Trong năm 2012, số lao động của Công ty giảm 124 ngƣời là do công ty một mặt đã tiến hành sắp xếp kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo, quản lý, mặt khác thực hiện rà soát, bố trí lại lực lƣợng lao động ở các xí nghiệp thành viên.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, thị trƣờng… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.1: cơ cấu lao động của công ty năm 2011 – 2012 ( ĐVT: ngƣời) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%)
I. Tổng số lao động (theo giới tính) 1.426 100 1.302 100
1. Lao động nữ 177 12,41 159 12,21
2. Lao động nam 1.249 87,59 1.143 87,79
II. Tổng số lao động
(theo cấp quản lý) 1.426 100 1.302 100
1. Lao động quản lý gián tiếp 311 21,81 296 22,73
2. Lao động trực tiếp sản xuất 1.115 78,19 1.006 77,27
III. Trình độ lao động 1.426 100 1.302 100
1. Đại học, trên Đại học 296 20,76 290 22,27
2. Cao đẳng, trung cấp 179 12,55 166 12,75
3. Lao động khác 951 66,69 846 64,98
(Nguồn: Văn phòng tổng hợp - CTCP TCT Công trình Đường sắt)
Tiền lƣơng bình quân đầu ngƣời của Công ty năm 2011 là 5,092 triệu đồng/tháng so với năm 2010 là 4,655 triệu đồng/tháng tăng 437 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 9,39%, đến năm 2012 là 6,506 triệu đồng/tháng so với năm 2011 tăng 1,414 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 27,8%. Nhƣ vậy, Công ty đã quan tâm và ngày càng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời lao động, từ đó sẽ tạo động lực để ngƣời lao động gắn bó với Công ty và làm việc có trách nhiệm hơn.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu các đơn vị trực thuộc
(Nguồn: Văn phòng tổng hợp - CTCP TCT Công trình Đường sắt)
Văn phòng đại diện tại Tỉnh Quảng Bình
Văn phòng đại diện tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Văn phòng đại diện tại TP. HCM
Xí nghiệp Xuất Nhập khẩu và
Dịch vụ Tổng hợp - TP. Hà Nội Xí nghiệp Công trình 798 TP. Hà Nội Xí nghiệp Công trình 791 Tỉnh Nghệ An Xí nghiệp Công trình 792 Tỉnh Quảng Bình
Xí nghiệp Cơ khí và Xây dựng
Công trình 878 Thừa Thiên Huế
Xí nghiệp Công trình 793 Tỉnh Quảng Trị Xí nghiệp Công trình 796 TP. HCM Xí nghiệp Công trình 875 TP. Đà Nẵng Xí nghiệp Công trình 879 Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xí nghiệp Đá Hoàng Mai Tỉnh Nghệ An
Xí nghiệp Sản xuất vật liệu & Xây dựng Công trình Minh Cầm
Tỉnh Quảng Bình
Công ty Cổ phần Công trình Đƣờng Sắt
Số 9 Láng Hạ, Q. Ba Đình, Hà Nội
Sau khi chuyển qua mô hình công ty Cổ phần từ năm 2004, Công ty tiếp tục duy trì mô hình tổ chức các đơn vị chi nhánh trực thuộc và các công ty con (công ty có cổ phần chi phối). Hiện nay ngoài khối văn phòng tại trụ sở chính, đơn vị trực thuộc bao gồm: 11 chi nhánh và 03 văn phòng đại diện. Các đơn vị của Công ty là những đơn vị đƣợc tổ chức đồng bộ để có thể thi công xây lắp độc lập tại một hoặc hai công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng.
Hoạt động giữa Công ty với các chi nhánh, nhà máy trực thuộc có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và các lĩnh vực chuyên trách, nhằm phát huy tính chủ động trong quản lý điều hành của mỗi của mỗi đơn vị qua việc thực thi mục tiêu nhiệm vụ đƣợc giao và hiệu quả kinh tế của các đơn vị.
2.1.4. Sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
*Thuận lợi:
CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt là một trong những doanh nghiệp nắm giữ vị trí dẫn đầu trong toàn ngành đƣờng sắt tại Việt Nam, có mạng lƣới các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết rộng rãi nên khả năng tìm kiếm thị trƣờng, các đơn đặt hàng cao và phong phú hơn tạo điều kiện quảng bá rộng rãi hình ảnh của Công ty.
Các dự án lớn đang triển khai tạo tiền đề để Công ty phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, mở rộng thị trƣờng và tăng thị phần.
Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trải qua các công trình lớn của đất nƣớc, có truyền thống đoàn kết, nhất trí phát huy cao độ tinh thần cách mạng, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, luôn là đơn vị tiên phong trên các công trình, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên.
*Khó khăn:
Sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng, để hoàn thành một công trình đòi hỏi một thời gian dài và vốn đầu tƣ lớn, do đó những khó khăn Công ty gặp phải trong quá trình SXKD:
+ Việc triển khai các dự án xây dựng cơ bản của các chủ đầu tƣ thƣờng tập trung cuối năm nên ảnh hƣởng đến việc tham gia đấu thầu, tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động.
+ Giai đoạn 2010 - 2012, nền kinh tế biến động phức tạp, giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng cao nhƣ sắt thép tăng, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao tác động trực tiếp tới hoạt động SXKD của Công ty.
+ Sự cạnh tranh trong thị trƣờng xây dựng cơ bản ngày càng khốc liệt. + Chịu ảnh hƣởng lớn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết xấu sẽ làm chậm tiến độ thi công công trình dẫn đến ứ đọng vốn.
+ Một số công trình vƣớng mắc về thủ tục nhƣ: sửa đổi thiết kế, giải phóng mặt bằng, xử lý kỹ thuật chậm đã ảnh hƣởng đến tiến độ, khối lƣợng hoàn thành. Thanh quyết toán công trình một số dự án không kịp thời làm giảm lƣợng vốn thu hồi.
+ Năng lực của bộ máy quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, có bộ phận còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề bình quân không cao.
+ Nguồn lực tài chính của Công ty còn hạn hẹp, vốn điều lệ đang ở mức hạn chế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của Công ty, không chủ động đƣợc nguồn vốn nên bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.
* Kết quả đạt được:
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong một số năm gần đây đƣợc thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả SXKD của CTCP TCT Công trình đƣờng sắt trong một số năm gần đây
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2010, 2011, 2012 của CTCP TCT Công trình Đường sắt) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011/2010 So sánh năm 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. 608.040 643.660 794.134 35.620 5,86 150.474 23,38
2. Các khoản giảm trừ doanh thu. 49 49 0 0 -0,75 - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ. 607.991 643.611 794.134 35.621 5,86 150.522 23,39
4. Giá vốn hàng bán. 524.658 511.016 639.757 -13.643 -2,60 128.741 25,19
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ. 83.332 132.596 154.376 49.264 59,12 21.781 16,43
6. Doanh thu hoạt động tài chính. 1.608 929 1.480 -679 -42,23 551 59,33
7. Chi phí tài chính. 13.011 30.111 30.105 17.100 131,42 -6 -0,02
- Trong đó: Chi phí lãi vay. 11.681 27.126 28.959 15.445 132,22 1.834 6,76
8. Chi phí bán hàng 0 1.256 2.860 1.256 - 1.604 127,67
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 38.048 53.450 70.573 15.402 40,48 17.123 32,03 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh.
33.881 48.708 52.320 14.827 43,76 3.612 7,42
11. Thu nhập khác. 23.114 4.450 11.619 -18.664 -80,75 7.169 161,11
12. Chi phí khác. 950 1.690 7.949 740 77,90 6.260 370,51
13. Lợi nhuận khác. 22.165 2.760 3.670 -19.404 -87,55 909 32,94
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế. 56.046 51.468 55.989 -4.577 -8,17 4.521 8,78 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành.
(Thuế TNDN đƣợc miễn giảm) 14.125 13.450 11.762 -676 -4,78 -1.688 -12,55
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại. 0 0 -2.774 0 - -2.774 -
Giai đoạn 2010 – 2012 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tình hình kinh tế trong nƣớc khó khăn, lạm phát tăng cao đỉnh điểm vào năm 2011, tín dụng thắt chặt, xuất nhập khẩu suy giảm nên dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của hầu hết các công ty là điều tất yếu. Do ảnh hƣởng của xu thế khách quan trên, lợi nhuận sau thuế của CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt năm 2011 so với năm 2010 giảm 3.902 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 9,31%. Các hệ số sinh lời đều có xu hƣớng giảm, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng có xu hƣớng giảm. Đây cũng là tình hình chung của các công ty xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc gặp rất nhiếu khó khăn, Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Năm 2012 mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng nhờ vào các chính sách đúng đắn của Chính phủ, tình hình kinh tế trong nƣớc dần ổn định, lạm phát đƣợc kiềm chế và liên tục giảm mạnh, cùng với đó là sự cố gắng nỗ lực trong điều kiện làm ăn khó khăn của Ban lãnh đạo Công ty giúp doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 tăng 150.522 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,39%, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 8.982 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,63%. Ngoài ra, Công ty vẫn luôn chú trọng đến đời sống của nhân viên thông qua chính sách tăng lƣơng, đảm bảo sự ổn định cho đời sống của toàn bộ công nhân viên. Kết quả này chứng tỏ trong năm 2012, Công ty đã có những tiến bộ nhất định so với năm 2011. Theo báo cáo năm 2013, Công ty tiếp tục tăng trƣởng, doanh thu thuần đạt 1.105.086 triệu đồng, lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên thành 61.722 triệu đồng, tuy nhiên do không còn đƣợc hƣởng chính sách miễn giảm thuế nên lợi nhuận sau thuế bị giảm xuống nhƣng không đáng kể so với năm 2012 còn 46.232 triệu đồng. Vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để duy trì sự tăng trƣởng đó, đồng thời phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn kinh doanh. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, chúng ta phải thấy đƣợc những khó khăn, thuận lợi của Công ty và cần có sự
phân tích, đánh giá một cách cụ thể về tình hình tổ chức, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng VKD trong thời gian gần đây, từ đó đƣa ra những biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tổng công ty công trình đƣờng sắt
2.2.1. Biến động về cơ cấu vốn và tình hình tài trợ vốn.
2.2.1.1. Tình hình biến động về cơ cấu vốn.
Sự biến động của VKD trong DN đƣợc thể hiện trong bảng 2.3 * Phân tích sự biến động vốn kinh doanh:
Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2011 tăng 522.112 triệu đồng (tăng 66,48%) so với đầu năm, khoản mục này cuối năm 2012 tăng 146.895 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 11,24%, điều đó cho thấy quy mô về