trình đƣờng sắt
2.3.1. Những kết quả đạt được.
CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt trong nhiều năm qua luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc, đảm bảo thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ổn định, tăng đều qua các năm. Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 do tình hình biến động của thị trƣờng, Công ty cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác gặp không ít khó khăn. Vƣợt qua tất cả, Công ty vẫn mở rộng đƣợc quy mô VKD, thu đƣợc lợi nhuận. Tình hình tài chính của Công ty tƣơng đối ổn định, khả năng tài chính của Công ty đã tạo điều kiện cho Công ty tận dụng đƣợc những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng đã thực hiện đầu tƣ dài hạn vào những dự án có tính khả thi, sẽ tạo đƣợc lợi nhuận lớn và bền vững trong thời gian tới.
+ Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 thì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, VCSH chiếm chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Việc sử dụng vốn của Công ty đạt hiệu quả chƣa cao, đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên VCSH. Hệ số nợ năm 2012 tăng so với năm 2011, VCSH thấp nên mức độ đảm bảo tính độc lập và an toàn về tài chính chƣa tốt. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty qua các năm đều (>1), điều này khẳng định tất cả các khoản nợ của Công ty đều có tài sản đảm bảo. Điều này chứng tỏ Công ty đã biết kết hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng sản xuất mà vẫn
đảm bảo tính độc lập và an toàn về tài chính và đảm bảo nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.
+ Cơ cấu nguồn vốn vay nợ của Công ty tăng, tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, điều này khiến cho Công ty luôn trong tình trạng áp lực trả nợ lớn. Trong cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn phải trả cuối năm 2012, khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc và khoản phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn, đây là những khoản mà Công ty chiếm dụng đƣợc mà không phải trả lãi vay nên đã tiết kiệm đƣợc chi phí sử dụng vốn.
+ Về cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Còn về tài sản dài hạn cũng tăng lên đáng kể. Công ty cũng đã quan tâm đến đầu tƣ đổi mới máy móc, trang thiết bị, đƣa công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO, nâng cao năng suất hoạt động. Chính vì thế Công ty hoàn thành nhiều công trình dở dang có khối lƣợng, giá trị lớn và tiếp tục khởi công những công trình mới.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn: Trong thời gian qua, Công ty mở rộng hoạt động SXKD, doanh thu và lợi nhuận hàng năm có sự tăng trƣởng rõ rệt, nhƣng hiệu suất sử dụng vốn lại chƣa cao, Công ty đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển sử dụng tài sản cũng nhƣ vốn có hiệu quả. Với sự nỗ lực của Công ty, giá trị tài sản của Công ty tăng lên nhanh chóng qua các năm, máy móc trang thiết bị cũng đƣợc hiện đại hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tài sản cố định và tài sản lƣu động tăng liên tục, tỷ lệ vốn dài hạn cũng đƣợc cải thiện, về cơ bản đã bảo toàn đƣợc vốn. Trên cơ sở quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, công ty đã duy trì đƣợc công việc sản xuất kinh doanh, từ đó đảm bảo đƣợc việc làm
thƣờng xuyên với thu nhập ổn định và ngày càng nâng cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. * Những hạn chế: * Những hạn chế:
Bên cạnh những thành công về việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian qua, Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật mặc dù đã đƣợc đổi mới nhiều nhƣng vẫn chƣa đồng bộ nên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng phục vụ hoạt động SXKD, mức hao mòn của TSCĐ còn ở mức cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Mặc dù doanh thu tăng đều qua các năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, còn tỷ suất lợi nhuận trên VCSH và hiệu suất sử dụng VCĐ cũng giảm xuống trong năm 2011 nhƣng đã bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 tuy nhiên mức độ tăng chƣa đáng kể. So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty với các chỉ tiêu phản ánh chi phí vốn, nếu tính theo nguyên tắc thị trƣờng thì thấy chƣa hợp lý. Công ty đã bỏ nhiều công sức và chi phí lãi vay rất lớn để tài trợ cho các hoạt động SXKD, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt đƣợc còn thấp chƣa tƣơng xứng với lƣợng vốn huy động phục vụ cho hoạt động SXKD.
+ Hàng tồn kho của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% VLĐ) nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn. VLĐ bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của công ty rất thấp.
+ Việc phân bổ vốn chƣa hợp lý, tỷ trọng nợ quá cao và tăng qua các năm, trong khi cơ cấu VCSH lại tăng ít dẫn đến khả năng tự chủ về VCSH là không cao.
+ Điều hoà vốn chƣa thực sự hiệu quả. Việc điều hoà vốn mới chỉ thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán của Công ty, thực sự chƣa có chức năng điều
hoà vốn theo đúng nghĩa của nó. Phòng tài chính kế toán mới chỉ căn cứ vào kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc để lập kế hoạch tài chính chung cho toàn Công ty. Việc cân đối nguồn vốn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có sự điều hoà vốn giữa Công ty với các đơn vị thành viên trong Công ty.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công ty chƣa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế quản lý vốn linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của DN. Cơ chế quản lý vốn là một hệ thống các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc sử dụng để kiểm soát quá trình tạo lập, sử dụng và vận động của vốn trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Cơ chế quản lý vốn có vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính và ảnh hƣởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài sản, doanh thu và chi phí. Cơ chế quản lý vốn quyết định về cơ cấu đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, giá trị tăng thêm của DN không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng vốn hiệu quả mà còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn.
+ Công tác thực hiện quản lý HTK chƣa tốt, giá trị HTK còn lớn, làm ứ đọng vốn lớn. HTK chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Công tác quản lý vật tƣ, thiết bị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu quy định cụ thể, định mức không sát, chế độ thƣởng phạt chƣa nghiêm. Tình trạng thiết bị hƣ hỏng do vận hành kém, làm ẩu còn xảy ra ở nhiều công trình. Tổ chức khai thác bảo dƣỡng thiết bị, máy móc ở một số đơn vị quá sơ sài, làm giảm hiệu quả sử dụng thiết bị. Công tác quản lý các loại vật tƣ chƣa tốt, đặc biệt là vật tƣ thi công ở các công trình còn tình trạng mất mát, hƣ hỏng do ý thức kém của ngƣời lao động hoặc vì lãnh đạo ở một số đơn vị thiếu quan tâm theo dõi quản lý. Việc cung ứng vật tƣ cho các công trình có lúc còn chậm, sai quy cách ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành. Những nguyên nhân
này làm cho giá thành của công trình tăng lên, thêm vào đó lãi vay ngân hàng lớn dẫn đến lợi nhuận không cao.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên đây còn có những nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Nguyên nhân khách quan:
Do đặc điểm và loại hình SXKD của Công ty là hoạt động xây lắp đã có tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Một trong những khó khăn khách quan ảnh hƣởng đến tình hình SXKD của Công ty là phần lớn vật tƣ nhƣ sắt, thép, các loại dây cáp điện, các loại sứ phụ kiện, tủ điện các loại và các loại vật tƣ điện khác… nhiều loại mặt hàng phải nhập khẩu nhƣ là các loại tủ điện, máy phát điện…đều phụ thuộc vào giá cả thế giới. Trong thời gian qua, tình hình giá xăng dầu, sắt thép và một số vật tƣ khác ở trong nƣớc và quốc tế tăng cao, đã tác động lớn đến hoạt động tài chính của Công ty. Công ty thƣờng xuyên rơi vào tình thế bị động, dẫn tới khó khăn để ký kết đƣợc các hợp đồng có giá trị lớn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế tài chính trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, tín dụng bị thắt chặt… các tổ chức tín dụng hạn chế nguồn vốn cho vay đối với nhiều dự án đầu tƣ, các chủ đầu tƣ, các nhà thầu xây dựng không có vốn để thanh toán cho Công ty nên tình hình tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vì thế không có vốn phục vụ SXKD làm ảnh hƣởng lớn đến việc huy động, quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
Từ thực tế trên cho thấy, Công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại thực tế hoạt động SXKD nói chung và tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng VKD nói riêng, để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cũng nhƣ hiệu quả sử dụng VKD của Công ty trong thời gian tới. Đây là mục tiêu mà Công ty luôn hƣớng tới, có nhƣ vậy mới giúp Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đảm nhận đƣợc nhiều công trình lớn đạt chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƢỜNG SẮT