2.2.1.1. Tình hình biến động về cơ cấu vốn.
Sự biến động của VKD trong DN đƣợc thể hiện trong bảng 2.3 * Phân tích sự biến động vốn kinh doanh:
Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2011 tăng 522.112 triệu đồng (tăng 66,48%) so với đầu năm, khoản mục này cuối năm 2012 tăng 146.895 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 11,24%, điều đó cho thấy quy mô về vốn kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng hơn, trong đó:
- Tài sản ngắn hạn cuối năm 2011 so đầu năm tăng 479.411 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 88,92%, cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 91.412 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 8,97%. Từ bảng 2.3 ta thấy số tăng đó chủ yếu là tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cùng với hàng tồn kho tăng mạnh. CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, với đặc điểm của sản phẩm là thƣờng có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên vốn tồn đọng nhiều ở các công trình dở dang, công tác thanh toán của khách hàng thƣờng diễn ra chậm. Do đó vốn lƣu động của Công ty thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh.
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cuối năm 2011so với đầu năm tăng 26.994 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 202,28%; cuối năm 2012 tiếp tục tăng thêm 32.968 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 91,73%. Trong điều kiện thị trƣờng trong và ngoài nƣớc có nhiều biến động thì việc tăng khoản mục này lên sẽ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn tại CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 539.197 68,66% 1.018.638 77,91% 1.110.050 76,33% 479.441 88,92% 91.412 8,97%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 13.345 2,47% 40.339 3,96% 73.307 6,60% 26.994 202,28% 32.968 81,73% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 0,00% 200 0,02% - 0,00% 200 - (200) - III. Các khoản phải thu 147.828 27,42% 204.730 20,10% 194.029 17,48% 56.902 38,49% (10.701) -5,23%
1 Phải thu của khách hàng 119.414 80,78% 156.199 76,30% 148.748 76,66% 36.784 30,80% (7.450) -4,77%
2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 36.619 24,77% 52.545 25,67% 55.161 28,43% 15.925 43,49% 2.616 4,98%
5 Các khoản phải thu khác 6.136 4,15% 13.605 6,65% 7.605 3,92% 7.468 121,70% (6.000) -44,10%
6 Dự phòng phải thu khó đòi (14.342) -9,70% (17.618) -8,61% (17.485) -9,01% (3.276) 22,84% 134 -0,76%
IV. Hàng tồn kho 360.350 66,83% 725.410 71,21% 800.049 72,07% 365.060 101,31% 74.639 10,29%
1 Hàng tồn kho 360.350 100,00% 725.410 100,00% 800.049 100,00% 365.060 101,31% 74.639 10,29%
V. Tài sản ngắn hạn khác 17.674 3,28% 47.960 4,71% 42.666 3,84% 30.286 171,36% (5.294) -11,04%
I. Các khoản phải thu dài hạn 6 0,00% - 0,00% - 0,00% (6) -100,00% - -
1 Phải thu dài hạn của khách hàng 6 100,00% - 0,00% - 0,00% (6) -100,00% - -
II. Tài sản cố định 184.059 74,77% 217.387 75,27% 237.155 68,88% 33.329 18,11% 19.768 9,09%
1 Tài sản cố định hữu hình 161.090 87,52% 187.514 86,26% 210.072 88,58% 26.423 16,40% 22.558 12,03% 3 Tài sản cố định vô hình 1.095 0,59% 1.093 0,50% 1.261 0,53% (2) -0,15% 168 15,36% 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 21.873 11,88% 28.780 13,24% 25.822 10,89% 6.907 31,58% (2.958) -10,28%
III. Bất động sản đầu tư 5.107 2,07% 4.957 1,72% 4.807 1,40% (150) -2,93% (150) -3,02%
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 47.011 19,10% 54.942 19,02% 71.270 20,70% 7.931 16,87% 16.328 29,72% V. Tài sản dài hạn khác 9.971 4,05% 11.538 3,99% 31.074 9,03% 1.567 15,71% 19.536 169,32%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 785.350 100,00% 1.307.462 100,00% 1.454.357 100,00% 522.112 66,48% 146.895 11,24%
Các khoản phải thu cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 56.902 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 38,49%), khoản mục này cuối năm 2012 so với đầu năm lại giảm 10.701 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,23% chứng tỏ trong năm Công ty đã chú ý hơn đối với việc tổ chức công tác thu hồi nợ, qua đó giảm bớt lƣợng vốn bị chiếm dụng của Công ty.
Hàng tồn kho cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 365.060 triệu đồng (tỷ lệ tăng 101,31%), khoản mục này cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 74.639 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,29%, hàng tồn kho tăng chủ yếu ở khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Điều này có thể thấy rằng trong kỳ Công ty bị ứ đọng vốn tại các công trình xây dựng, gặp khó khăn trong công tác thanh toán với các đơn vị thi công.
- Tài sản dài hạn của Công ty cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 42.671 triệu đồng (tỷ lệ tăng 17,34%), khoản mục này cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 55.483 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,21%. Trong năm 2011 và năm 2012, Công ty một mặt đã tăng cƣờng mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ thi công, mặt khác đã quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tƣ, tích cực tham gia vào thị trƣờng tài chính nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận.
* Phân tích sự biến động cơ cấu vốn kinh doanh:
CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, với đặc điểm của sản phẩm là thƣờng có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên vốn tồn đọng nhiều ở các công trình dở dang, công tác thanh toán của khách hàng thƣờng diễn ra chậm. Do đó VLĐ của Công ty thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD. Cuối năm 2010, tài sản ngắn hạn chiếm 68,66%, tài sản dài hạn chiếm 31,34%; đến cuối năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm 77,91%, tài sản dài hạn chiếm 22,09%; sự thay đổi này là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Sang đến năm 2012 tài sản ngắn hạn chiếm 76,33%; tài sản dài hạn chiếm 23,67%;
nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn do đó làm cho tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống. Đi sâu phân tích cơ cấu từng loại tài sản ta thấy:
- Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng gần 80%). Trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng tăng lên: cuối năm 2010 là 66,83%, cuối năm 2011 là 71,21% tăng 101,31% so với năm 2010, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng đột biến từ 68,66% năm 2010 lên thành 77,91% năm 2011; sang đến năm 2012 hàng tồn kho tiếp tục tăng 10,29% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 72,07%. Tiếp theo là khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền từ 2,47% năm 2010 lên 3,96% vào năm 2011, đến năm 2012 chiếm 6,6%. Tiếp đó là các khoản phải thu vào năm 2011 có tăng lên nhƣng ít hơn so với các khoản mục khác nên tỷ trọng lại giảm từ 27,42% năm 2010 xuống thành 20,1%, đến năm 2012 giảm xuống còn 17,48%.
Xem xét cơ cấu hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhiều nhất. Đây là điều hợp lý đối với hàng tồn kho ở các DN xây dựng đặc biệt khi DN trúng đƣợc nhiều gói thầu và ký kết đƣợc nhiều hợp đồng thi công xây dựng có giá trị lớn.
- Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản (khoảng hơn 20%). TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn năm 2010 chiếm 74,77%, năm 2011 chiếm 75,27% và năm 2012 là 68,88%. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn trong năm 2011 mặc dù đƣợc tăng thêm nhƣng lại có sự giảm nhẹ về mặt tỷ trọng từ 19,1% năm 2010 xuống thành 19,02%, sang đến năm 2012 Công ty đã tăng đầu tƣ nhiều hơn vào thị trƣờng tài chính nên tỷ trọng đã tăng lên thành 20,7% và qua đó một phần làm cho tài sản dài hạn cuối năm 2012 của Công ty tăng lên dẫn đến cơ cấu tài sản dài hạn tăng lên.
Nhƣ vậy qua phân tích sự biến động và cơ cấu VKD ta thấy cuối năm 2012 so với cuối năm 2010 và năm 2011 tài sản tăng lên qua từng năm, cùng với việc TSCĐ tăng lên, chi phí SXKD dở dang và các khoản đầu tƣ cũng tăng lên chứng tỏ Công ty đang mở rộng, tăng năng lực và quy mô SXKD.
Việc phân bổ vốn ở Công ty khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm của Công ty
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là hàng tồn kho và tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên có một vài điểm cần lƣu ý đó là các khoản phải thu vẫn còn chiếm giá trị khá lớn và có dấu hiệu nợ xấu phải trích lập dự phòng, một số khoản phải thu khác vẫn còn nhiều từ đó làm tăng rủi ro trong thu hồi nợ , giảm hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.1.2. Tình hình biến động về cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu.
Sự biến động về cơ cấu nguồn VKD trong các năm 2010, 2011, 2012 đƣợc thể hiện ở bảng 2.4
* Phân tích sự biến động của nguồn vốn:
Tƣơng ứng với sự gia tăng về quy mô của tổng tài sản là gia tăng về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn cuối năm 2011 tăng 522.112 triệu đồng (tăng 66,48%) so với đầu năm, khoản mục này cuối năm 2012 tăng 146.895 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 11,24%, trong đó :
- Nợ phải trả tăng do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng; cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 482.202 triệu đồng (tỷ lệ tăng 89,92%), cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 117.244 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 11,51%. Cụ thể:
Bảng 2.4: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn tại CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. NỢ PHẢI TRẢ 536.264 68,28% 1.018.467 77,90% 1.135.711 78,09% 482.202 89,92% 117.244 11,51% I. Nợ ngắn hạn 512.841 95,63% 957.216 93,99% 1.072.732 94,45% 444.375 86,65% 115.516 12,07% 1 Vay và nợ ngắn hạn 88.589 17,27% 131.886 13,78% 93.663 8,73% 43.297 48,87% (38.223) -28,98% 2 Phải trả ngƣời bán khác 104.888 20,45% 80.363 8,40% 66.207 6,17% (24.525) -23,38% (14.157) -17,62% 3 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 211.747 41,29% 280.348 29,29% 419.140 39,07% 68.600 32,40% 138.792 49,51% 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 25.574 4,99% 29.205 3,05% 21.690 2,02% 3.632 14,20% (7.516) -25,73% 5 Phải trả công nhân viên 14.508 2,83% 14.619 1,53% 19.212 1,79% 111 0,76% 4.593 31,42% 6 Chi phí phải trả 8.593 1,68% 16.834 1,76% 13.820 1,29% 8.240 95,89% (3.014) -17,90% 7 Phải trả nội bộ 11.924 2,33% 355.758 37,17% 389.172 36,28% 343.834 2883,48% 33.413 9,39% 8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 10.738 2,09% 21.707 2,27% 17.388 1,62% 10.969 102,15% (4.319) -19,90% 9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 27.235 5,31% 22.739 2,38% 28.884 2,69% (4.497) -16,51% 6.145 27,03%
II. Nợ dài hạn 23.423 4,37% 61.251 6,01% 62.979 5,55% 37.827 161,49% 1.729 2,82%
3 Phải trả dài hạn khác 2.020 8,62% 2.094 3,42% 2.185 3,57% 74 0,00% 91 0,00% 4 Vay và nợ dài hạn 17.980 76,76% 53.199 86,85% 60.794 96,53% 35.218 195,87% 7.595 14,28% 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - 0,00% 4.252 6,94% - 0,00% 4.252 - (4.252) 100,00% 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 3.423 14,62% 1.706 2,79% - 0,00% (1.717) -50,17% (1.706) 100,00%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 249.085 31,72% 288.995 22,10% 318.646 21,91% 39.910 16,02% 29.651 10,26%
I. Vốn chủ sở hữu 249.085 100,00% 288.995 100,00% 318.646 100,00% 39.910 16,02% 29.651 10,26%
1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 123.753 49,68% 140.525 48,63% 140.525 44,10% 16.772 13,55% - 0,00% 2 Thặng dƣ vốn cổ phần 39.816 15,98% 39.816 13,78% 39.816 12,50% - 0,00% - 0,00% 4 Cổ phiếu ngân quỹ - 0,00% 1.296 0,45% 1.296 0,41% 1.296 - - 0,00% 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 0,00% 1 0,00% - 0,00% 1 - (1) 100,00% 7 Quỹ đầu tƣ phát triển 39.460 15,84% 56.801 19,65% 70.097 22,00% 17.342 43,95% 13.295 23,41% 8 Quỹ dự phòng tài chính 14.616 5,87% 14.616 5,06% 14.616 4,59% - 0,00% - 0,00% 9 Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản - 0,00% 296 0,10% 296 0,09% 296 - - 0,00% 10 Lợi nhuận chƣa phân phối 31.440 12,62% 35.644 12,33% 52.001 16,32% 4.204 13,37% 16.357 45,89%
Nợ ngắn hạn cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 444.375 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 86,65%, cuối năm 2012 tăng 115.516 triệu đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng là 12,07%). Điều này cho thấy Công ty đang gia tăng chiếm dụng vốn ngân hàng, các khoản nợ đến hạn trả cho chủ nợ, các khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc, và đặc biệt là khoản phải trả nội bộ cho Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam, còn lại khoản phải trả ngƣời bán, phải nộp nhà nƣớc, phải trả công nhân viên,chi phí phải trả tăng giảm không đáng kể so với tỷ trọng của nó trong nợ ngắn hạn.
Nợ dài hạn cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 37.827 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 161,49%, cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 1.729 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 2,82%. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do Công ty đã vay dài hạn để thanh toán các hạng mục thi công hoàn thành cho các đơn vị. Cụ thể vay dài hạn năm 2011 là 53.199 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 35.218 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 195,87%; cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 7.595 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14,28%. Ngoài ra, khoản mục dự phòng trợ cấp mất việc làm giảm mạnh qua các năm, cuối năm 2011 so với đầu năm giảm 1.717 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 50,17%, đến cuối năm 2012 so với đầu năm giảm 1.706 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 100%, điều này chứng tỏ Công ty đã nỗ lực đảm bảo sự ổn định thu nhập và công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Ta thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều lần so với nợ dài hạn (nợ ngắn hạn chiếm đến 94,45% cuối năm 2012) điều này làm cho Công ty luôn ở trong tình trạng áp lực phải trả các khoản nợ đến hạn trả và nó có thể đem lại rủi ro vỡ nợ cho Công ty nếu Công ty không kịp thời hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Ta sẽ thấy rõ hơn về mức độ rủi ro trong tỷ trọng các khoản mục ở phần sau.
- Vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 39.910 triệu đồng (tỷ lệ tăng 16,02%), trong năm 2011 Công ty đã thực hiện phân phối lợi nhuận tăng quỹ đầu tƣ phát triển và phát hành thêm cổ phiếu mới ra thị trƣờng làm tăng lƣợng cổ phiếu lƣu hành trên thị trƣờng, điều này cũng làm tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu; khoản này cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 29.651 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 10,26% chủ yếu là do lợi nhuận chƣa phân phối và tiếp tục tăng thêm cho quỹ đầu tƣ phát triển. Công ty có thặng dƣ vốn cổ phần lớn chứng tỏ khi phát hành cổ phiếu của công ty đƣợc nhà đầu tƣ ƣa chuộng, kỳ vọng và mua với mức giá cao, tuy nhiên công ty chƣa có kế hoạch chia khoản thặng dƣ vốn cổ phần này.
* Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn:
Trong cơ cấu nguồn vốn, phần lớn là nguồn vốn vay nợ. Tại thời điểm cuối năm 2010, nguồn vốn vay nợ là 536.264 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 68,28%), nguồn vốn chủ sở hữu là 249.085 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 31,72%). Cuối năm 2011, nguồn vốn vay nợ là 1.018.467 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 77,9%), nguồn VCSH là 288.995 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,1%. Cuối năm 2012, nguồn vốn vay nợ là 1.135.711 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 78,09%), nguồn VCSH là 318.646 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,91% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này cho ta thấy Công ty kết hợp sử dụng cả