QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty cổ phần bột giặt LIX (Trang 42 - 46)

2.1. Quy trình nghiên cứu

Bƣớc 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu. Xác định trọng tâm vấn đề cần quan tâm. Quá trình này được thực hiện đồng thời với Bước 2 để có thể nắm bắt và hiểu sâu về đề tài đang thực hiện.

Bƣớc 2: Nghiên cứu tài liệu để xác định cơ sở lý luận về vấn đề vốn và hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp. Bước này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện nội dung Chương 1 và Chương 3 của luận văn. Học viên chủ yếu tham khảo lý thuyết t giáo trình chuyên ngành của các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính,… một số tạp chí kinh tế và các luận văn đã bảo vệ trước đây.

Bƣớc 3: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý vốn của CTCP Bột giặt LIX trong giai đoạn năm 2016 – 2017. Tiến hành phân tích thực trạng tại công ty.

Bước này nhằm hoàn thiện nội dung cho Chương 3 của luận văn. Trong bước này, các số liệu thứ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý thành các bảng biểu, sau đó trình bày kết quả phân tích cùng với sự so sánh các chỉ tiêu nhằm làm rõ nội dung liên quan đến thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX.

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong bước này là thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh.

Bƣớc 4: Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng quản lý vốn, học viên sẽ đánh giá hiệu quả đạt được, chỉ ra các mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý, quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX.

Bƣớc 5: Đưa ra một số đóng góp giúp công ty định hướng phát triển trong thời gian tới, đồng thời đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty.

Bước này là bước hoàn thiện Chương 4 của luận văn. Học viên sẽ tham khảo thông tin, bài viết, các nhận xét, đánh giá của chuyên gia về đề tài quản lý vốn trong doanh nghiệp, mặt khác có những đúc rút t phần phân tích để đưa ra cho mình những nhận định riêng, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi và phù hợp tới thực trạng CTCP Bột giặt LIX

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng phương pháp kế th a để thu thập các tài liệu và sự liệu thứ cấp liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Tài liệu và dữ liệu thứ cấp được thu thập t các nguồn khác nhau:

+ Công ty CP Bột giặt LIX

+ Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

+ Các trang web điện tử của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục thống kê…

+ Báo cáo tài chính t năm 2016 – 2018 của CTCP Bột giặt LIX.

Tất cả số liệu được thu thập nghiên cứu là dữ liệu đã được công khai, niêm yết. Sau quá trình thu thập, dữ liệu thứ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và được chắt lọc, sắp xếp, chuẩn hoá và trình bày rõ ràng trong luận văn. Các kết quả phân tích được trình bày thông qua các bảng tính, đồ thị...Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi sử dụng để phân tích thực trạng quản lý vốn của công ty.

2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp mô tả và phân tích số liệu mô tả

Luận văn đã sử dụng các số liệu mô tả trong báo cáo tài chính của công tyCP bột giặt LIX năm 2016, năm 2017, năm 2018 để có cơ sở tính toán và phân tích theo hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý vốn.

Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối

quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Các số liệu sau khi phân tích được tổng hợp và trình bày dưới dạng bảng hoặc đồ thị. Phân tích dựa trên cơ sở những chỉ tiêu đã nêu.Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để phân tích thực trạng quản lý vốn ở công ty và so sánh kết quả đạt được với một số chỉ tiêu trong ngành.

b. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

Trong Chương 1, luận văn phân tích nội dung cơ bản của m i công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được tổng quan.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận chung về quản lý vốn trong doanh nghiệp, tổng hợp lại đó chính là khung phân tích của đề tài.

Ở Chương 3, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX,luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét,đánh giá chung về quản lý vốn tại Công ty.

Ở Chương 4, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX, dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến quản lý vốn của CTCP Bột giặt LIX, luận văn đưa ra cá giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại công ty.

Phương pháp so sánh xem xét m i chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc giữa các số liệu cùng chỉ tiêu nhưng tại các thời điểm khác nhau. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoặc động kinh doanh và hiệu quả sản xuất vì nó tương đối đơn giản và thấy rõ được xu hướng phát triển.

- Các số liệu trong giai đoạn t năm 2016 đến năm 2018 được phân tích theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn. Trên cơ sở đó có sự so sánh

giữa các năm để thấy được quá trình phát triển của doanh nghiệp theo xu hướng đi lên hay đi xuống.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép tr giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Yo

Trong đó: o – Chỉ tiêu năm trước 1 – Chỉ tiêu năm sau

Dy – Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, t đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ % là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = [(Y1 – Yo)/Yo] * 100%

Trong đó: o – Chỉ tiêu năm trước 1 – Chỉ tiêu năm sau

Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này d ng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. T đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp được sử dụng trong chương 3 khi phân tích thực trạng quản lý vốn của doanh nghiệp, cụ thể trong đó sử dụng phân tích chính để so sánh chỉ tiêu, số liệu giữa các năm tài chính của CTCP Bột giặt LIX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty cổ phần bột giặt LIX (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)