CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX
3.2.1 Hoạt động lập kế hoạch vốn của công ty
3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn
CTCP Bột giặt LIX đã xây dựng những kế hoạch phân bổ nguồn vốn cụ thể cho t ng giai đoạn đầu tư, kinh doanh, sản xuất của công ty. Trong thời gian tới, LIX vẫn sẽ duy trì cơ cấu vốn như hiện nay, sử dụng VCSH chủ yếu, thay thế cho vốn vay, nợ vay để phục vụ mục đích mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc trang thiết bị... Trong thời gian tới, LIX dự kiến đầu tư khoảng 32 tỷ đồng, trong đó dùng 12 tỷ đồng vào nhà máy ở Thủ Đức, 20 tỷ đồng vào nahs máy tại Bình Dương. Ngoài ra, LIX đang lên kế hoạch chi 15 tỷ đồng cho hoạt động marketing, để đưa hình ảnh của LIX đến gần hơn với người tiêu d ng, đặc biệt là tại các thị trường miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.
3.2.1.2. Xác định nhu cầu về số vốn cần sử dụng
CTCP Bột giặt LIX lên kế hoạh t đầu kỳ về nhu cầu vốn cho cả kỳ kinh doanh.T việc xác định nhu cầu vốn trong công ty để tiếp tục lên kế hoạch huy động các nguồn đáp ứng nhu cầu.Để đánh giá nhu cầu về vốn của công ty, ta sẽ xem xét bảng số liệu về tình hình kinh doanh và công nợ trong đó bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty.
Bảng 3.5. Nhu cầu vốn, tình hình kinh doanh và nợ của CTCP Bột giặt LIX Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Tài sản ngắn hạn (TSNH) 405.456 397.593 419.991 Tài sản dài hạn (TSDH) 374.758 379.094 361.511 Tổng tài sản 780.215 776.688 780.509 Nợ phải trả 307.931 303.971 329.342 Nợ ngắn hạn 244.271 230.292 301.409 Nợ dài hạn 63.660 73.679 27.933 VCSH 472.284 472.717 451.167 Tổng nguồn vốn 780.215 776.688 780.509 Doanh thu bán hàng 2.338.772 2.164.370 1.986.047 Tỷ lệ TSNH/ Doanh thu 0,17 0,18 0,21 Tỷ lệ Nợ ngắn hạn/ Doanh thu 0,1 0,11 0,15 Tỷ lệ vốn cần huy động/ Doanh thu 0,13 0,14 0,17
Nguồn: BCTC 2016, 2017, 2018 của CTCP Bột giặt LIX
Nhìn vào bảng trên, cho thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Doanh thu bán hàng của năm 2016 đạt 1.986 tỷ đồng, sang đến năm 2017 tăng thêm 178 tỷ đồng, lên 2.164 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 108% so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh thu bán hàng tiếp tục tăn thêm 200 tỷ đồng, lên 2.338 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 109% so với năm 2017. Có sự tăng trưởng doanh thu đều như vậy là do công ty đã cố gắng vượt qua những khó khăn và bám theo hướng phát triển mà do ban quản trị đã đề ra,
Nhu cầu về vốn của công ty không qua lớn. Ta có thể thấy doanh thu năm 2016 đạt 1.968 tỷ đồng, nhu cầu về vốn / doanh thu chỉ là 0,17. Chỉ tiêu này cũng giảm dần qua các năm: 0,14 năm 2017, 0,13 năm 2018. Một mặt vì công ty quản lý vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị…. thay vì quản lý vốn đi vay để hạn chế rủi ro về biến động lãi suất vay trong năm.Mặt khác, vị thế công ty đối với các nhà cung cấp được cải thiện, nên LIX nhận được nhiều chính sách ưu đãi trả chậm, dẫn đến nhu cầu về vốn cần huy động giảm.
T việc lên kế hoạch quản lý vốn cho cả kỳ kinh doanh, công ty xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng dư đọng vốn gây lãng phí nguồn lực hoặc thiếu vốn, cản trở hoạt động kinh doanh.
Do nhu cầu quản lý vốn của công ty, ban lãnh đạo cũng có nhiều biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời và tăng hiệu quả quản lý vốn một cách tối đa.Trên thực tế, thời gian qua, công ty đã huy động vốn chủ yếu t (1) Tín dụng thương mại t nhà cung cấp và (2) Các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn, phải trả khác. Cụ thể:
a. Tín dụng thương mại từ nhà cung cấp
Như đã đề cập ở Chương 1, tín dụng thương mại t các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường, việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan
Bảng 3.6. Nguồn vốn đi chiếm dụng của CTCP Bột giặt LIX
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2017 2016
Phải trả người bán 148.843 144.967 163.903 Người mua trả tiền trước 13.574 18.100 12.096
Tổng 162.417 163.067 175.999
Nguồn: BCTC 2016, 2017, 2018 của CTCP Bột giặt LIX
Chỉ tiêu “Phải trả người bán” của LIX có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2018, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty. Điều này cho thấy uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp đang ngày càng được cải thiện nên đã và đang được hưởng các chính sách ưu đãi trong thanh toán. Tuy nhiên, chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” lại giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2016 chỉ tiêu Người mua trả tiền trước đạt 176 tỷ đồng, năm 2017 giảm 13 tỷ, xuống còn 163 tỷ đồng, năm
2018 giảm tiếp 600 triệu đồng, xuống còn 162,4 tỷ đồng. Xét một cách tổng thể, ta thấy nguồn vốn công ty chiếm dụng trong giai đoạn 2016 – 2018 khá lớn. Nguồn vốn chiếm dụng này thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó cũng giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.Tuy nhiên, nguồn vốn chiếm dụng này lại đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh sự chiếm dụng vốn của công ty, thì công ty cũng bị chiếm dụng vốn, thể hiện qua bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.7. Tình hình vốn bị chiếm dụng của CTCP Bột giặt LIX
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2017 2016
Phải thu khách hàng 138.433 100.731 105.475 Trả trước người bán 7.507 4.642 1.559
Tổng 145.940 105.373 107.034
Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX
Chỉ tiêu Phải thu khách hàng của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn bị chiếm dụng, chỉ tiêu này tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2018 có sự tăng mạnh so với năm 2017. 2016. Khoản mục Trả trước người bán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn bị chiếm dụng của công ty, tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm: Năm 2016, chỉ tiêu Trả trước người bán là 1,5 tỷ đồng. Năm 2017 tăng thêm 1,1 tỷ đồng, đạt 4,6 tỷ đồng. Năm 2018, tiếp tục tăng 3 tỷ đồng, lên 7,5 tỷ đồng. Nhìn chung, vốn bị chiếm dụng của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2018 có sự tăng mạnh so với năm 2017, 2016. Để xác định được công ty đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn thì ra xét sự chênh lệch được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Vốn đi chiếm dụng 162.417 163.067 175.999 Vốn bị chiếm dụng 145.940 105.373 107.034 Độ chênh lệch 16.477 57.694 68.965
Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX
Qua phân tích, ta thấy trong giai đoạn 2016 – 2018 công ty liên tục chiếm dụng vốn một khoản tương đối lớn. Cụ thể năm 2016 là 68.965 triệu đồng, năm 2017 là 57.694 triệu đồng, năm 2018 là 16.477 triệu đồng. Mặc dù là công ty đi chiếm dụng vốn, nhưng khoản mục này lại đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017 là 41.217 triệu đồng.Bên cạnh việc được hưởng các chính sách ưu đãi của các nhà cung cấp về trả chậm đối, LIX cũng có nhiều chính sách ưu đãi trả chậm cho khách hàng của mình.
b. Các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn, phải trả khác:
Đây chỉ là nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta có thể xem xét việc thực hiện các nguồn này của công ty như sau:
Bảng 3.9. Các khoản phải trả nội bộ, phải trả khác
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Phải trả nội bộ ngắn hạn - - - Phải trả khác 13.676 9.365 6.383
Tổng 13.676 9.365 6.383
Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX
Phải trả nội bộ ngắn hạn lànguồn vốn tuy ngắn hạn, không chiếm dụng được lâu dài nhưng nó lại không phải trả bất kỳ chi phí nào, nên rất tốt cho công ty trong quá trình huy động vốn kinh doanh.Tuy nhiên, nếu chiếm dụng nguồn vốn này quá lâu và nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của công nhân viên trong công ty.T bảng trên, ta có thể thấy, công ty không thường xuyên
sử dụng loại hình vốn này.Chỉ tiêu Phải trả nội bộ ngắn hạn năm 2016, 2017, 2018 không phát sinh.
Chỉ tiêu Phái trả khác tăng nhanh trong giai đoạn 2016 – 2018. Khoản phải trả ngắn hạn khác của công ty bao gồm các khoản như: Kinh phí công đoàn, chi phí lãi vay (chiếm tỷ trọng lớn), các khoản nhận ký quỹ dài hạn của khách hàng.