Tổ chức quản lý vốn vào hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty cổ phần bột giặt LIX (Trang 61 - 65)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý vốn tại CTCP Bột giặt LIX

3.2.2. Tổ chức quản lý vốn vào hoạt động của công ty

Huy động được vốn cho kinh doanh là một vấn đề đã khó nhưng sử dụng chúng sao cho có hiệu quả lại là một vấn đề còn khó hơn.Vấn đề đặt ra ở đây chính là khâu tổ chứcthực hiện quản lý và quản lý vốn.

Trong phần này, luận văn tiếp tục phân tích hoạt động phân phối vốn của CTCP Bột giặt LIX trong giai đoạn 2016 – 2018, thông qua việc phân tích tình hình quản lý vốn cố định TSCĐ và VLĐ Tài sản lưu động) của công ty.

3.2.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý vốn cố định tại công ty

Như đã đề cập trong chương 1, ta biết vốn cố định của doanh nghiệp là 1 bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần t ng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.

Bảng 3.10. Thực trạng sử dụng tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Tài sản cố định 295.682 300.221 280.464 Tài sản dài hạn 374.758 379.094 361.511 Tổng tài sản 780.215 776.688 780.509 TSCĐ/ TSDH 79% 79% 78% TSCĐ/ Tổng tài sản 38% 38% 36%

Nguồn: BCTC 2016, 2017, 2018 của CTCP Bột giặt LIX

Theo bảng số liệu trên, ta thấy TSCĐ chiểm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng tài sản: 36% - 38%, và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu TSDH:

79%. Trong 3 năm 2016 – 2018, giá trị của TSCĐ không có biến động nhiều qua các năm.Vì công ty liên tục đầu tư cho dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ mới để nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng VLĐ của công ty

Để phân tích thực trạng quản lý VLĐ của doanh nghiệp, ta có thể đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tác giả đi sâu phân tích vào các khía cạnh như:

- Quản lý vốn tiền mặt của công ty - Quản lý các khoản phải thu - Quản lý hàng tồn kho

a. Quản lý vốn bằng tiền mặt của công ty

Vốn bằng tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của công ty như: mua sắm thanh toán, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của kinh doanh. Tuy nhiên, phải tính toán lượng vốn bằng tiền mặt cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công ty.

Bảng 3.11. Tình hình biến động khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tiền mặt 1.761 2 1.561 1 675 0,5

Tiền gửi ngân hàng không kỳ

hạn 17.889 21 4.107 3 7.568 6

Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

dưới 3 tháng) 65.000 77 125.000 96 120.000 93,5 Tổng vốn bằng tiền 84.650 100 130.668 100 128.243 100

Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX

động tiền mặt quá lớn qua các năm trong giai đoạn t 2016 – 2018. Công ty luôn duy trì lượng tiền mặt v a phải để đảm bảo chi tiêu nội bộ và phục vụ các việc mua sắm văn phòngnên cơ cấu tiền mặt qua các năm chỉ đạt 0,5% - 2%.

Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn đạt 7.568 triệu đồng năm 2016, chiếm tỷ trọng 6%. Tuy nhiên, sang năm 2018 thì chỉ tiêu này lại tăng đột biến lên 17.889 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21%.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2016 chiếm 93,5% tổng cơ vốn bằng tiền của công ty, tương đương với 120.000 triệu đồng.Năm 2017 chỉ tiêu này tăng lên 125.000 triệu đồng, chiếm 96% tổng cơ cấu nguồn vốn bằng tiền.Sang đến năm 2018, chỉ tiêu này giảm mạnh xuống còn 65.000 triệu đồng, chỉ chiếm 77% tổng vốn bằng tiền. Điều này xảy ra là do cuối năm 2018 công ty đã chi tạm ứng cổ tức 30% nên chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm 48% so với năm 2017, dẫn đến Tổng vốn bằng của công ty năm 2018 giảm xuống còn 84.650 triệu đồng.

b. Quản lý các khoản phải thu

Bảng 3.12. Các khoản phải thu của CTCP Bột giặt LIX

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2017 2016

Phải thu khách hàng 138.433 100.731 105.475 Trả trước người bán 7.507 4.642 1.559 Phải thu ngắn hạn khác 583 1.565 1.145

Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX

Quản lý khoản phải thu t khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phưc tạp.Nhìn vào bảng trên, ta thấy khoản “Phải thu khách hàng” tăng dần đều qua t ng năm. Năm 2017, chỉ tiêu Phải thu khách hàng đạt 100.731 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2016 là 105.475 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2018, khoản phải thu khách hàng tăng thêm 38.000 triệu đồng so với năm 2017, lên 138.433 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 38%. Điều này cho thấy

công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, và chính sách trả chậm của công ty đang khá tốt, nên dẫn đến sự tăng lên của chỉ tiêu Phải thu khách hàng của công ty. Việc này có lợi cho các khách hàng của công ty, tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, tuy nhiên, công ty sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc quay vòng vốn khi vốn bị ứ đọng, và bị khách hàng chiếm dụng vốn như vậy.

Chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn khác của công ty tăng, giảm không cố định trong giai đoạn 2016 – 2018, tuy nhiên sự chênh lệch không quá lớn. Cụ thể, năm 2017 khoản phải thu ngắn hạn khác là 1.565 triệu đồng, tương ứng tăng hơn 400 triệu đồng so với năm 2015. Nhưng đến năm 2018, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 583 triệu đồng, tương đương giảm 1000 triệu đồng so với năm 2017.

Trái ngược với chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn khác, chỉ tiêu Trả trước người bán có xu hướng tăng dần đều trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2016, khoản trả trước người bán đạt 1.559 triệu đồng, và tăng lên 4.642 triệu đồng vào cuối năm 2017.Tổng kết năm 2018, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 7.507 triệu đồng. Điều này không phải là do LIX không xây dựng được long tin đối với các nhà cung cấp, mà do LIX đang ngày càng mở rộng quy mô, nên chi phí trả trước ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cũng ngày càng tăng. c. Quản lý hàng tồn kho ảng 3.13. Tình hình biến động hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 Hàng tồn kho 153.023 136.311 139.426

Nguồn: BCTC 2018, 2017, 2016 của CTCP Bột giặt LIX

hàng đầu. Qua bảng trên, ta thấy hàng tồn kho liên tục tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Khoản mục hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hóa.Trong các năm v a qua, do sự cố cháy nhà máy hương liệu tại Đức nên khiến cho gần như tất cả các công ty sản xuất trên thế giới đều bị tăng chi phí nguyên liệu lên 15%. Ngoài ra, 2 nhà máy cung cấp hương liệu cho LIX cũng bị cháy, dù hiện các nhà máy đã hoạt động lại nhưng vẫn không đủ cung cấp lượng hương liệu bị thiếu hụt trước đó do đơn hàng dồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty cổ phần bột giặt LIX (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)