CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về RCEP
3.1.1 Hiệp định RCEP:
RCEP là một hiệp định thương mại tự do liên kết các nền kinh tế của 16 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm các nước thuộc ASEAN và 6 đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ. Nhóm bao gồm hơn 3 tỷ người, có tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng 40 phần trăm tổng thương mại thế giới. Các cuộc đàm phán được bắt đầu vào đầu năm 2013 và dự kiến kết thúc vào thời gian sắp tới.
Hình 3.1: Dân số và GDP, PPP của các quốc gia trong RCEP
Nguồn: World Bank
Ý tưởng về RCEP lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 11 năm 2011 tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo ASEAN ở Bali, các quan chức đã cố gắng để hài hòa hai kiến trúc thương mại khu vực hiện có. Trung Quốc ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á, trong đó hạn chế chỉ gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản lại ủng hộ Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ở Đông Á, với thêm ba nước: Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Các lãnh đạo ASEAN đưa lại một sự cân bằng với RCEP, áp dụng một nguyên tắc gia nhập mở, cho phép các thành viên khác tham gia miễn là họ đồng ý tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhóm. Hiện tại, chỉ có các nước ASEAN và các đối tác FTA sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán. Mặc dù Mỹ không được tham gia nhưng tư cách thành viên được mở đối với các nước khác.
Ngày 30 tháng 8 năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tại Campuchia, các quan chức đã thông qua các nguyên tắc hướng dẫn của RCEP. RCEP sẽ củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực đang nổi lên và tìm cách hài hòa các khác biệt giữa các FTA của ASEAN. Hiệp định sẽ tìm cách thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực mạnh mẽ hơn, dần dần loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan, và đảm bảo tính nhất quán với các quy tắc của WTO. Các quan chức thương mại ASEAN tuyên bố RCEP dự kiến sẽ giải quyết thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp.
3.1.2 Phạm vi dự kiến của RCEP
Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 19 tại Bali, Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua khung khổ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (RCEP), xác định rõ nguyên tắc theo đó ASEAN sẽ hợp tác với các đối tác FTA của ASEAN trong việc thiết lập một hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm cả ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Niu Di-lân.
Mặc dù có sự khác biệt lớn trong phạm vi nội dung và quy định cụ thể trong những hiệp định FTA hiện hành, một trong những trọng tâm chính của RCEP là làm hài hòa các quy định hiện hành và những ứng dụng của chúng trong khuôn khổ các hiệp định FTA của ASEAN. Hiệp định đề xuất phải phù hợp với Hiệp định WTO; và quy định đối xử đặc biệt và khác biệt đối với những nước thành viên ASEAN kém phát triển, nhất là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Các nguyên tắc chỉ đạo cũng liệt kê tám lĩnh vực đàm phán, đó là
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác. Sau 7 vòng đàm phán đầu tiên, Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí rằng hiệp định RCEP sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cải tiến đáng kể so với các hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện hành, đồng thời công nhận bối cảnh đặc thù và đa dạng của các nước thành viên tham gia. Do đó, quy định đối xử đặc biệt và khác biệt, cùng với việc có thêm sự linh hoạt đối với những nước thành viên ASEAN kém phát triển (đặc biệt là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), là phù hợp với Hiệp định WTO và các hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện hành.
Giống như các hiệp định FTA khác, các đàm phán trong RCEP sẽ sẽ bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, kinh tế và hợp tác kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác. Các cuộc đàm phán về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác sẽ được tiến hành song song để đảm bảo một kết quả cân bằng và toàn diện
Vì hiệp định này mới trong giai đoạn đầu của đàm phán, khó có thể dự báo nội dung hay đưa ra kết luận về những vấn đề này. Tuy nhiên, theo quan điểm tự do hóa, người ta mong đợi RCEP thực sự là một hiệp định mà theo đó mỗi thành viên cam kết tự do hóa với tất cả các thành viên khác. Đồng thời trong quá trình đàm phán hoặc thậm chí sau khi kết thúc đàm phán RCEP, các nước mới có thể được phép tham gia vào hiệp định, tùy thuộc vào các điều khoản và điều kiện mà nước này được các thành viên hiện tại chấp nhận. Như vậy, trong tương lai hiệp định RCEP có thể kết nạp các nước ngoài khu vực ASEAN + 6, điều này mang hàm ý thiết thực cụ thể đối với các nước khu vực trong đó có Việt Nam
3.1.3 Nội dung trong đàm phán RCEP
Về thương mại hàng hóa, các nước trong RCEP hướng tới việc cắt giảm và loại bỏ các loại thuế quan và các rào cản phi thuế quan đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa các
thành viên. Hiện nay, những nước này đang sử dụng phân loại thuế quan khác nhau cho ưu đãi thuế của họ, gây khó khăn trong việc xây dựng các biểu thuế minh bạch. Không chỉ những quốc gia khác nhau sử dụng biểu thuế khác nhau, mà các quốc gia giống nhau cũng sử dụng biểu thuế khác nhau cho các FTA với những nước khác nhau. Ngoài ra, ưu đãi thuế của cùng một quốc gia cũng khác nhau tùy theo các FTA, và tỷ lệ loại bỏ thuế quan cũng khác nhau đối với các FTA ASEAN + 1
Bảng 3.1: Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong một số hiệp định FTA ASEAN+1 (%)
AANZFT A
ACFTA AIFTA AJCEP AKFTA
Brunei 99,2 98,3 85,3 97,7 99,2 Cambodia 89,1 89,9 88,4 85,7 97,1 Indonesia 93,7 92,3 48,7 91,2 91,2 Lào 91,9 97,6 80,1 86,9 90 Malaysia 97,4 93,4 79,8 94,1 95,5 Myanmar 88,1 94,5 76,6 85,2 92,2 Philippin 95,1 93 80,9 97,4 99 Singapore 100 100 100 100 100 Thái Lan 98 93,5 78,1 96,8 95,6
Việt Nam 94,4 Không có 79,5 94,4 89,4
Úc 100 Trung Quốc 94,1 Ấn Độ 78,8 Nhật Bản 91,9 Hàn Quốc 90,5 New zealand 100
Xét về mức độ loại bỏ thuế quan, trong số các FTA ASEAN+1 hiện nay, sáu nước thành viên ASEAN, đã cam kết loại bỏ thuế đối với hơn 90% hàng hóa. Bốn nước thành viên còn lại trung bình cam kết loại bỏ thuế ở mức hơn 80% nhưng dưới 90% hàng hóa, cụ thể là Indonesia (83.4%), Lào (89.3%), Myanmar (87.3%), và Việt Nam (89.5%). Sáu đối tác FTA cam kết lại bỏ hơn 90% dòng thuế với ASEAN, trừ Ấn Độ (78.8%). Do đó, một giả định hợp lý là trong RCEP, ASEAN và Việt Nam có thể sẽ loại bỏ dần hơn 90% dòng thuế.
Bảng 3.2: Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam đối với các nước RCEP hiện nay
Mã HS Mô tả sản phẩm Asean Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Úc New Zealand Ấn Độ 520859
Vải dệt thoi khác từ bông, có tỷ trọng bông trên 85%, trọng lượng không quá
200g/m2 5 15 0 1.5 10 10 5
551219
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85%
trở lên 5 20 12 12 10 10 9.5
551519 Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple polyester
5 15 12 5.5 10 10 9.5
600622 Vải dệt kim hoặc móc khác từ bông, đã nhuộm
0 0 10 3 10 10 9.5
611790
Các chi tiết hàng may mặc phụ trợ đã hoàn chỉnh, dệt kim hoặc móc khác; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc hàng
may mặc phụ trợ 0 20 10 7 10 10 16
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xét riêng về hàng dệt may Việt Nam, mức thuế nhập khẩu dệt may đối với các nước trong ASEAN và Nhật Bản đang ở mức thấp, đặc biệt là với các nước ASEAN, tuy nhiên với các nước còn lại trong RCEP thì mức thuế nhập khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là Trung Quốc. Bởi vậy, trong RCEP mức thuế nhập khẩu dệt may cho các nước có thể giảm nhiều hơn nữa, tiến tới tự do hóa hoàn toàn ngành này.
Giá trị của việc loại bỏ thuế sẽ giảm nếu Hàng rào phi thuế quan (NTBs) vẫn tồn tại hoặc thay thế thuế quan. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) hướng tới loại bỏ NTBs và làm giảm tác động của các biện pháp phi thuế quan (NTMs). Tuy nhiên, chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào trên khía cạnh này, do thiếu định nghĩa rõ ràng về "NTBs". Ngoài ra, một số cách tiếp cận tự nguyện trước đó nhằm dỡ bỏ NTBs đã loại được một vài NTBs. Do đó, RCEP có thể tập trung vào việc xem xét phân loại NTBs cần phải dỡ bỏ (hoặc NTMs với các tác động rào cản thay thế).
Về thương mại dịch vụ, các nước RCEP xoá bỏ đáng kể các hạn chế và / hoặc các biện pháp phân biệt đối xử với sự tôn trọng đối với thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên. Nó sẽ được xây dựng dựa trên các cam kết theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và FTA hiện nay của ASEAN với các đối tác của mình. Tất cả các ngành và phương thức cung cấp sẽ tùy thuộc vào các vòng đàm phán.
Đối với đầu tư, các nước trong RCEP hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh, tự do, và thuận lợi trong khu vực. Các đàm phán về đầu tư trong RCEP sẽ tập trung vào bốn nội dung chính là: ưu đãi, bảo vệ, tạo thuận lợi và tự do hóa
Ngoài ra, các nội dung của RCEP cũng sẽ bao gồm các lĩnh vực hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác.