CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Các chỉ số ngành
4.1.1 Chỉ số lợi thế so sánh
Để phân tích lợi thế so sánh của các mặt hàng/ ngành hàng, ở đây là ngành dệt may, chỉ số Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) đặc biệt hữu ích và thường xuyên được sử dụng trong phân tích chính sách. Khi RCA>1, có nghĩa là tỷ trọng mặt hàng này trong xuất khẩu quốc gia lớn hơn tỷ trọng trong xuất khẩu thế giới mặt hàng đó, qua đó cho thấy lợi thế so sánh của quốc gia. Quan trọng hơn nữa, chỉ số RCA tăng cũng có nghĩa là lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu được cải thiện.
Bảng 4.1: RCA của Việt Nam với thế giới, giai đoạn 2010-2013
HS code Mô tả ngành 2010 2011 2012 2013
'50 Tơ lụa 2,79 3,09 2,68 2,93
'51
Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi
và vải dệt từ lông đuôi và bờm ngựa
0,09 0,11 0,06 0,03
'52 Bông 2,41 2,06 1,96 2,28
'53
Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt bằng
sợi giấy
1,95 1,90 1,59 1,14
'54 Sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo 2,54 2,71 2,40 2,19 '55 Sợi staple tổng hợp hoặc nhân tạo 3,00 2,97 2,73 2,09
'58
Các loại vải dệt đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang
trí; hàng trang trí; hàng thêu
0,58 0,51 0,63 0,57
'59
Các loại vải dệt đã được thấm tẩm, hồ, phủ dát; các
sản phẩm dệt dùng trong công nghiệp.
'60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 1,23 1,28 1,18 1,15 '61
Quần áo và hàng may mặc sẵn, dệt kim, đan hoặc
móc
5,71 5,27 4,94 4,77
'62
Quần áo và hàng may mặc sẵn, không thuộc loại hàng
dệt kim, đan hoặc móc
6,45 6,49 6,10 5,92
'63
Các sản phẩm dệt may sẵn khác; bộ vải và chỉ trang trí, quần áo cũ và các loaị
hàng dệt cũ; vải vụn
3,50 2,77 2,52 2,63
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Trademap.org
Chỉ số RCA của dệt may Việt Nam với thế giới theo phân loại HS 2 chữ số được trình bày trong bảng trên. Theo bảng, hầu hết các mặt hàng của dệt may Việt Nam đều có lợi thế so sánh so với thế giới. Trong đó quần áo và hàng may mặc sẵn (61, 62) có lợi thế cạnh tranh lớn nhất với chỉ số RCA khoảng 5-6 trong giai đoạn 2010-2013. Một số sản phẩm khác cũng có lợi thế cạnh tranh lớn là các sản phẩm dệt may sẵn khác (63), tơ lụa (50), Sợi staple tổng hợp hoặc nhân tạo (55), Sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo (54); các sản phẩm dệt dùng trong công nghiệp (59)... với chỉ số RCA trên 2. Chỉ có 2 mặt hàng dệt may Việt Nam không có lợi thế so sánh là lông cừu, lông động vật (51), và các loại vải dệt đặc biệt (58).
Dệt may Việt Nam nhìn chung có lợi thế so sánh với thế giới, nhất là với những mặt hàng thâm dụng lao động. Tuy nhiên chỉ số RCA của các sản phẩm trong ngành này đang có xu hướng đi xuống trong những năm gần đây, đây là một thực tế khi các sản phẩm dệt may của Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác. Đặc biệt chi phí trả lương lao động tại Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nhà nhập khẩu bằng lao động giá rẻ trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, đã không còn là “điểm mạnh” nữa. VN đang đứng trước sức ép cạnh tranh mới từ nhiều nước trong khu vực châu Á, ASEAN và cả
Myanmar. Đồng thời việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến cho giá cả sản phẩm bị tăng cao cũng làm mất dần lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
Bảng 4.2: RCA của Việt Nam so với các nước RCEP, giai đoạn 2010- 2013
HS code Mô tả sản phẩm 2010 2011 2012 2013
'50 Tơ lụa 1,90 2,02 1,72 2,32
'51
Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi và vải dệt từ lông
đuôi và bờm ngựa
0,09 0,08 0,05 0,03
'52 Bông 3,23 2,50 2,18 2,28
'53 Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt bằng sợi giấy 3,13 2,62 2,31 1,69
'54 Sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo 1,61 1,67 1,52 1,52 '55 Sợi staple tổng hợp hoặc nhân tạo 2,06 1,78 1,38 1,05 '58
Các loại vải dệt đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
0,61 0,56 0,69 0,68
'59
Các loại vải dệt đã được thấm tẩm, hồ, phủ dát; các sản phẩm dệt dùng
trong công nghiệp.
1,74 1,77 1,60 1,42
'60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 1,11 1,02 0,81 0,90
'61 Quần áo và hàng may mặc sẵn, dệt kim, đan hoặc móc 1,65 1,85 1,49 1,76
'62
Quần áo và hàng may mặc sẵn, không thuộc loại hàng dệt kim, đan
hoặc móc
'63
Các sản phẩm dệt may sẵn khác; bộ vải và chỉ trang trí, quần áo cũ và các
loaị hàng dệt cũ; vải vụn
3,27 2,62 2,16 2,32
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của trademap.org
Chỉ số RCA được tính toán để phân tích lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam sang các nước thành viên của RCEP được thể hiển trong bảng trên. Có thể thấy rằng, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã mất lợi thế so sánh trong RCEP vì các chỉ số RCA của những mặt hàng này nhỏ hơn rất nhiều so với con số tương ứng khi so sánh với toàn thế giới.
Các sản phẩm có chỉ số RCA giảm nhiều gồm quần áo và hàng may mặc sẵn (61, 62), đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của dệt may Việt Nam. Thực tế này là do nhiều nước thành viên RCEP có cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may rất giống so với Việt Nam, đặc biệt là các nước ASEAN và Trung Quốc. Những mặt hàng thuộc HS 61 và 62 cũng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của các đối tác thương mại này.