Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia

4.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia RCEP RCEP

4.3.1 Cơ hội

Thông qua việc sử dụng các phương pháp tính toán ở trên, có thể nhận thấy rằng tham gia vào RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam Khi vào RCEP, dệt may Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế từ việc tiếp cận thị trường cũng như tham gia một chuỗi sản xuất trong một khuôn khổ hài hòa hơn. Chúng ta đều biết, Việt Nam đang đàm phán và ký kết các FTA với nhiều nước trong RCEP. Mỗi FTA lại có những quy định, điều kiện đáp ứng, ưu đãi thuế khác nhau. Trong khi đó, trong khuôn khổ của RCEP, các thông tin về các nước trong khu vực ASEAN sẽ nhiều hơn, nhờ đó khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các nước tham gia vào RCEP sẽ dễ dàng hơn. Với một Hiệp định chung như vậy, việc doanh nghiệp chuyển đổi giữa các thị trường cũng sẽ trở nên linh hoạt hơn

RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp đinh kinh tế khác. Theo đó, RCEP được kì vọng sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho Việt Nam thông qua việc cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác khác với nhu cầu hàng hoá đa dạng, mở cửa để nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn nhất là các hàng nguyên vật liệu đầu vào cho ngành dệt may, Từ đó, tạo cơ hội để dệt may Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị và sản xuất khu vực

4.3.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội đạt được khi tham gia vào RCEP, dệt may cũng đối mặt với nhiều thác thức. Đặc biệt phải kể đến là áp lực cạnh tranh mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với các doanh nghiệp từ các đối tác trong RCEP, nhất là các doanh nghiệp tới từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng với một số đối tác lớn tham gia RCEP sẽ là một bất lợi. Việc xuất khẩu sang các nước đối tác cũng ngày một khó khăn hơn, khi các nước này đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Trong khi đầu vào sản xuất của dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn từ nhập khẩu, và khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu rất khiêm tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)