Chỉ số thương mại nội ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Các chỉ số ngành

4.1.2 Chỉ số thương mại nội ngành

Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều vào hợp tác thương mại khu vực và thế giới, điều này dẫn tới sự trao đổi ngày càng tăng các sản phẩm tương tự, hay đúng hơn, thương mại nội ngành của Việt Nam với các nước sẽ ngày càng phát triển theo thời gian.

Bảng4.3: Chỉ số thương mại nội ngành dệt may Việt Nam với từng nước trong RCEP 2010 2011 2012 2013 Ấn độ 0,36 0,40 0,43 0,40 Úc 0,56 0,75 0,90 0,96 Brunei 0,09 0,08 0,81 0,01 Camvpu chia 0,02 0,02 0,07 0,09 Hàn quốc 0,72 0,86 0,91 0,98

Indonesia 0,99 0,94 0,88 0,78 Lào 0,16 0,14 0,18 0,11 Malaysia 0,95 0,84 0,93 0,98 Myanmar 0,30 0,18 0,04 0,04 New zeland 0,61 0,73 0,41 0,32 Nhật Bản 0,55 0,53 0,52 0,44 Philippin 0,05 0,10 0,10 0,10 Singapore 0,58 0,35 0,32 0,25 Thái Lan 0,58 0,59 0,57 0,54 Trung Quốc 0,30 0,37 0,39 0,43

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Trademap.org

Thương mại nội ngành dệt may của Việt Nam với các nước trong RCEP được thể hiện ở bảng trên. Chỉ số chạy từ 0 – nghĩa là chỉ có thương mại liên ngành, tới 1- nghĩa là tất cả đều là thương mại nội ngành. Các nước có mức độ thương mại nội ngành dệt may với Việt Nam cao và liên tục tăng qua các năm là Hàn Quốc và Australia. Năm 2010, chỉ số IIT của Việt Nam với Hàn Quốc và Australia là 0,718 và 0,557 nhưng đến năm 2013 tăng lên tới 0,983 và 0,963. Điều này thể hiện mối quan hệ thương mại ngành dệt may ngày càng phát triển giữa Việt Nam với các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc. Nguyên nhân của điều này là bởi hiện nay Việt Nam chủ yếu gia công hàng dệt may cho các nước, đặc biệt là Hàn Quốc, bởi vậy Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu từ các quốc gia này và xuất khẩu lại hàng thành phẩm, từ đó đã giúp cho thương mại nội ngành ngày càng tăng.

Trước đây Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc, đặc biệt là nguyên phụ liệu, còn giá trị chiều ngược lại (xuất khẩu) là rất nhỏ, nhưng hiện nay thương mại hai chiều đang ngày càng tăng lên. Điều này thể hiện rõ bởi chỉ số IIT qua từng năm, Trung Quốc tuy có mức độ thương mại

nội ngành với Việt Nam còn ở mức thấp, dưới 0,5 tuy nhiên chỉ số IIT ngày càng tăng theo thời gian, từ 0,298 năm 2010 lên tới 0,425 năm 2013.

Các nước có chỉ số IIT tương đối ổn định, là Nhật Bản và Thái Lan, và đều ở mức cao, trên 0,5. Một số nước có mức độ thương mại nội ngành dệt may với Việt Nam theo xu hướng giảm là Indonesia, Myanmar, New Zealand và Singapore. Đặc biệt trong trường hợp của Myanmar có chỉ số IIT từ 0,301 năm 2010 và giảm còn 0,038 năm 2013, nghĩa là gần như không có thương mại nội ngành dệt may giữa Việt Nam và Myanmar trong năm này. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng dệt may giữa Việt Nam và Myanmar khi giá trị hàng xuất khẩu của dệt may từ Việt Nam tới Myanmar ngày càng tăng còn giá trị hàng nhập khẩu từ Myanmar lại ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)