Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 201 0 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 65 - 72)

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích theo kiểm kê đất đai năm 2010 (ha) Diện tích theo thống kê đất đai năm 2017 (ha) Tăng (+), giảm (-) (ha) 1 Đất nông nghiệp 167.795 174.257 6.462 1.1 Đất trồng lúa 10.678 12.120 1.442

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 9.830 11.438 1.608

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 44.352 38.933 -5.419 1.3 Đất trồng cây lâu năm 19.485 31.642 12.157 1.4 Đất rừng phòng hộ 58.641 47.150 -11.491 1.5 Đất rừng sản xuất 34.200 44.105 9.905 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 419 284 -135

1.7 Đất nông nghiệp khác 20 23 3

(Nguồn: Phòng Tài nguyên &MT, 2017)

Diện tích đất nông nghiệp năm 2017 của huyện 174.257 ha, tăng 6.462 ha so với năm 2010 (167.795 ha). Biến động tăng, giảm cụ thể như sau:

- Diện tích tăng là 6.844 ha do chuyển từ các loại đất sau: Đất chưa sử dụng 1.086 ha; Tăng khác 5.893 ha; Giảm khác 135 ha.

- Diện tích giảm 382 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể từng loại đất như sau:

+ Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa năm 2017 của huyện là 12.120 ha, tăng 1.442 ha so với năm 2010 (10.678 ha). Nguyên nhân: tăng 1.455 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác; giảm là 13 ha do chuyển sang đất ở tại nông thôn.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2017 của huyện là 38.933 ha, giảm 5.419 ha so với năm 2010 (44.352 ha). Cụ thể:

Diện tích tăng 121 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng (74 ha ), Tăng khác (47 ha); Diện tích giảm 5.541 ha do chuyển sang các loại đất trồng lúa (1.455 ha), đất trồng cây lâu năm (3.954 ha), đất nông nghiệp khác (2 ha), đất khu công nghiệp (92 ha), đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (12 ha), đất ở nông thôn (19 ha), đất ở đô thị (5 ha), đất sinh hoạt cộng đồng (1 ha), đất phi nông nghiệp khác (1 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2017 của huyện là 31.642 ha, tăng 12.157 ha so với năm 2010 (19.485 ha). Nguyên nhân: Diện tích tăng là 12.395 ha, do chuyển từ các loại đất trồng cây hàng năm khác (3.954 ha), đất rừng phòng hộ (1.586 ha), đất chưa sử dụng (1.010 ha), tăng khác (5.845 ha); Diện tích giảm 238 ha, do chuyển sang các loại đất an ninh (63 ha), đất khu công nghiệp (102 ha), đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (13 ha), đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (2 ha), đất ở tại nông thôn (46 ha), đất ở tại đô thị (4 ha), đất cơ sở tôn giáo (1 ha), đất cơ sơ tín ngưỡng (7 ha).

+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2017 của huyện là 47.150 ha, giảm 11.491 ha so với năm 2010 (58.641 ha) do chuyển sang đất trồng cây lâu năm (1.586 ha), đất rừng sản xuất (9.905 ha).

+ Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất năm 2017 của huyện là 44.105 ha, tăng 9.905 ha so với năm 2010 (34.200 ha). Diện tích tăng do chuyển từ đất rừng phòng hộ.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 của huyện là 284 ha, giảm 135 ha so với năm 2010 (419 ha). Diện tích giảm do giảm khác.

+ Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2017 của huyện là 23 ha, tăng 3 ha so với năm 2010 (20 ha) do chuyển chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác (2 ha), đất chưa sử dụng (1 ha).

3.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Bình

- Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài, tuy nhiên nhờ chủ động nguồn nước tưới, kết hợp với triển khai chặt chẽ, kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả; thực hiện tốt công tác khuyến nông và hầu hết nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận hoặc giống nguyên chủng, tuân thủ quy trình canh tác … nên sản xuất nông nghiệp trên

địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2017 là 60.424 ha. Tổng sản lượng lương thực 203.970 tấn.

Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị gia tăng. Các cây trồng lợi thế tiếp tục phát triển, đến cuối năm 2017, diện tích cây thanh long 2.500 ha, trong đó diện tích trồng mới là 350,00 ha (có 500,00 ha được cấp giấy chứng nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, GLOBALL); diện tích cây bắp 4.941,00 ha, sản lượng 28.160 tấn. Tiếp tục ổn định và tăng hợp lý diện tích cây dưa lấy hạt, đậu các loại và rau. Đồng thời giảm từng bước và cải tạo diện tích các loại cây trồng như: Cây mì, bông vải, thuốc lá, cây mía, cây điều, … một số diện tích cây ăn quả khác.

- Chăn nuôi: Tổng đàn bò 61.500 con, đàn heo 15.500 con, đàn dê - cừu 17.500 con, gia cầm 550.000 con. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm được thực hiện thường xuyên, đồng thời triển khai tiêm phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm theo định kỳ đạt kế hoạch, nhất là bệnh lở mồm long móng trên gia súc. Sản lượng nuôi trồng thủy sản được duy trì phát triển ổn định; số lượng tàu thuyền khai thác hải sản dưới 20CV cũng được duy trì.

Trên địa bàn huyện hiện có 17 HTX nông nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và 64 tổ hợp tác với hình thức hoạt động chủ yếu là: Các tổ thủy nông cơ sở, tổ bảo vệ rừng, tổ sản xuất thanh long VietGAP, tổ đoàn kết khai thác thủy sản… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác còn thấp, chưa phát huy được vai trò trong nền kinh tế địa phương.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Trồng rừng tập trung được 1.173,9 ha (trong đó: Trồng cây nhân dân 550 ha, các dự án 107,9 ha, chương trình khác 406 ha, chương trình phát triển rừng bền vững 110 ha). Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng được 33.620 ha, trong đó giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 27.275 ha. Triển khai thực hiện tốt, ổn định và có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ; tăng cường kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh.

3.3. Dự báo ảnh hưởng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu

3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận đến năm 2050

Theo kịch bản BĐKH năm 2012, nhiệt độ trung bình năm ở Bình Thuận tăng 0,80 C vào năm 2030, 1,40 C vào năm 2050. Về kịch bản lượng mưa, mức tăng khá đều khoảng 0,8% (2030) và 1,5% (2050) so với thời kì 1980 - 1999.

Theo kịch bản phát thải trung bình cho tỉnh Bình Thuận đến giữa thế kỉ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn tỉnh sẽ tăng thêm 1,40 C, trong đó, mức tăng cao nhất vào mùa hè (1,70 C), thấp nhất vào mùa thu, mùa xuân (1,30 C). Lượng mưa trung bình năm sẽ tăng 1,5% vào năm 2050 nhưng mức tăng giảm không đều giữa các thời kì: giảm mạnh vào mùa khô (giảm 8,3% vào mùa đông, giảm 2,8% vào mùa xuân) và tăng nhẹ vào mùa mưa (tăng 4,7% vào mùa thu nhưng gần như không biến động vào mùa hè).

Bảng 3.4. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo các mùa theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Năm Đông (tháng 12 - tháng 2) Xuân (tháng 3 - tháng 5) (tháng 6 - tháng 8 ) Thu (tháng 9 - tháng 11) Trung bình năm Nhiệt độ (0C) 2020 0,4 0,5 0,5 0,5 0,5 2030 0,8 0,7 0,9 0,7 0,8 2040 1,1 1,0 1,3 1 1,1 2050 1,4 1,3 1,7 1,3 1,4 Lượng mưa (mm) 2020 -3,1 -1 0,3 1,8 1,6 2030 -4,6 -1,5 0,4 2,6 0,8 2040 -6,5 -2,2 0,6 3,7 1,2 2050 -8,3 -2,8 0,8 4,7 1,5

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 [4]

Qua phân tích cho thấy, Bình Thuận thuộc khu vực có lượng mưa năm tăng ít nhất trong cả nước, được chia thành 2 khu vực: (1) khu vực có lượng mưa năm không đổi (Đức Linh, Tây và Tây Bắc huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam), (2) khu vực còn lại của tỉnh là khu vực có lượng mưa năm tăng nhẹ (dưới 2%). Trong khi lượng mưa mùa mưa tăng nhẹ (trên 4%) và tăng đều trên toàn tỉnh thì lượng mưa

mùa khô giảm mạnh hơn ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Bình Thuận (giảm trên 8%). Do vậy, lượng mưa giảm vào mùa khô sẽ là một thách thức đối với khu vực phía Bắc và Đông Bắc - khu vực đang chịu tác động mạnh bởi hiện tượng hạn hán và hoang mạc hóa.

Không những vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Bỉ, thời gian mùa khô sẽ kéo dài thêm từ 5 ngày đến nửa tháng (theo kịch bản trung bình). Đây là một thách thức lớn cho một số khu vực đang bị đe dọa bởi hạn hán và hoang mạc hóa ở Bình Thuận.

3.3.2. Thực trạng và tiềm năng hạn hán của huyện Bắc Bình trong điều kiện biến đổi khí hậu đổi khí hậu

Trên cơ sở kế thừa dữ liệu của Đề tài Nghị định thư Việt Bỉ thực hiện tại tỉnh Bình Thuận, phù hợp với những mục đích và mục tiêu nghiên cứu riêng của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bổ sung, xác định thực trạng và tiềm năng hạn hán của huyện Bắc Bình.

3.3.2.1. Hạn khí tượng

Bảng 3.5. Diện tích hạn khí tượng trung bình năm và mùa khô của huyện Bắc Bình phân theo các xã, thị trấn (ha) TT Chợ Lầu Phan Sơn Phan Lâm Bình An Phan Điền Hải Ninh Sông Lũy Phan Tiến Sông Bình TT Lương Sơn Phan Hòa Phan Thanh Hồng Thái Phan Hiệp Bình Tân Phan Thành Hòa Thắng Hồng Phong Tổng Tỷ lệ (%) Hạn khí tượng trung bình năm (ha)

Bán ẩm 3.255 64 14.223 12.640 11.255 4.615 9.136 4.479 12.445 2.993 7.405 2.898 7.071 1.997 7.221 2.288 23.653 8.979 136.617 74,8

Ẩm 0 17.786 25.047 0 0 0 0 3.083 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 45.916 25,2

Hạn khí tượng mùa khô (ha)

Bán khô hạn 3.255 55 14.320 12.640 11.255 4.615 9.136 4.479 12.445 2.993 7.405 2.898 7.071 1.997 7.221 2.288 23.653 8.979 136.705 74,9

Hình 3.1: Sơ đồ hạn khí tượng trung bình năm giai đoạn 1980 - 2015

Hình 3.2: Sơ đồ hạn nông nghiệp trung bình năm giai đoạn 1980 - 2015

Qua hình 3.1 - BĐ hạn khí tượng và bảng 3.5 cho thấy, huyện Bắc Bình hiện tượng hạn khí tượng xảy ra khá phổ biến ở 2 cấp độ: bán ẩm và ẩm. Khu vực bán ẩm khoảng 136.617 ha (chiếm 74,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện) tập trung

ở hầu hết các xã, thị trấn; Khu vực ẩm nằm một phần diện tích thuộc 3 xã đó là Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Tiên với diện tích khoảng 45.916 ha (chiếm 25,2% tổng diện tích tự nhiên).

Hiện tượng hạn khí tượng mùa khô xảy ra ở 2 cấp độ: Bán khô hạn và khô hạn bán ẩm. Vùng bán hoang mạc chiếm một phần diện tích lớn của huyện (các xã thuộc phía Tây, giáp biển). Đây chính là nguyên nhân hình thành các hoang mạc đất cằn.

Hạn nông nghiệp của huyện Bắc Bình được chúng tôi xác định xảy ra ở 3 cấp độ: Hạn đáng kể, hạn nặng và hạn nghiêm trọng. Qua hình 3.2 cho thấy nhìn chung hạn nông nghiệp xảy ra hầu hết ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện nghiêm trọng nhất là ở một số địa phương đó là: xã Hòa Thắng, TT Chợ Lầu, xã Phan Hiệp, xã Phan Rí Thành, xã Phan Hòa gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

b. Dự tính hạn khí tượng theo kịch bản biến đổi khí hậu

Từ mô hình kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Thuận, đề tài đã lựa chọn kịch bản và xác định hạn khí tượng dựa trên mức tăng độ dài mùa khô (ngày) đến năm 2050 của huyện Bắc Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)