Sơ đồ hạn nông nghiệp trung bình năm giai đoạn 1980 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 71)

Qua hình 3.1 - BĐ hạn khí tượng và bảng 3.5 cho thấy, huyện Bắc Bình hiện tượng hạn khí tượng xảy ra khá phổ biến ở 2 cấp độ: bán ẩm và ẩm. Khu vực bán ẩm khoảng 136.617 ha (chiếm 74,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện) tập trung

ở hầu hết các xã, thị trấn; Khu vực ẩm nằm một phần diện tích thuộc 3 xã đó là Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Tiên với diện tích khoảng 45.916 ha (chiếm 25,2% tổng diện tích tự nhiên).

Hiện tượng hạn khí tượng mùa khô xảy ra ở 2 cấp độ: Bán khô hạn và khô hạn bán ẩm. Vùng bán hoang mạc chiếm một phần diện tích lớn của huyện (các xã thuộc phía Tây, giáp biển). Đây chính là nguyên nhân hình thành các hoang mạc đất cằn.

Hạn nông nghiệp của huyện Bắc Bình được chúng tôi xác định xảy ra ở 3 cấp độ: Hạn đáng kể, hạn nặng và hạn nghiêm trọng. Qua hình 3.2 cho thấy nhìn chung hạn nông nghiệp xảy ra hầu hết ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện nghiêm trọng nhất là ở một số địa phương đó là: xã Hòa Thắng, TT Chợ Lầu, xã Phan Hiệp, xã Phan Rí Thành, xã Phan Hòa gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

b. Dự tính hạn khí tượng theo kịch bản biến đổi khí hậu

Từ mô hình kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Thuận, đề tài đã lựa chọn kịch bản và xác định hạn khí tượng dựa trên mức tăng độ dài mùa khô (ngày) đến năm 2050 của huyện Bắc Bình.

Bảng 3.6. Mức tăng độ dài mùa khô (ngày) do BĐKH so với thời kì 1980 - 2015

Khu vực Mức kịch bản 2020 2030 2040 2050

Khu vực địa hình cồn cát biển (Hoà Thắng, Hồng Phong, Bình Tân, Sông Luỹ, Lương Sơn, Hồng Thái, Phan Thanh, Phan Hiệp, Chợ Lầu, Phan Rí Thành)

Cao 31 37 56 67 Vừa 24 29 38 44 Thấp 20 26 31 42 Khu vực còn lại (Phan Lâm, Phan Điền, Phan

Sơn, Phan Tiến, Phan Hòa, Bình An, Hải Ninh)

Cao 16 18 22 27 Vừa 16 18 22 27 Thấp 15 18 20 23 Phía Nam huyện Bắc Bình có mức tăng này nhanh hơn nhiều so với phía Bắc ở cả 3 mức kịch bản (cao,vừa, thấp). Dự tính đến 2050, thời gian mùa khô sẽ kéo dài thêm trên 2 tháng (67 ngày) ở mức kịch bản cao và trên 1 tháng (42 ngày) ở mức kịch bản thấp. Trong khi đó, ở phía Nam tỉnh Bình Thuận, con số này chỉ dao động quanh nửa tháng, 16 ngày (mức kịch bản cao) và 13 ngày (mức kịch bản thấp).

3.3.2.2. Hạn thủy văn

a. Thực trạng hạn thủy văn

Cà Tót. Tuy nhiên, đề tài chỉ sử dụng cơ sở dữ liệu của 2 trạm sông Mao và trạm Sông Lũy (sông Lũy) để tính toán các chỉ số hạn thủy văn, bởi đây là hai trạm khá tiêu biểu trên hai hệ thống sông lớn của huyện Bắc Bình.

Theo chỉ số cấp nước mặt SWSI (bảng 3.7), trong chuỗi thời gian nghiên cứu, tần suất xuất hiện hạn ở sông Mao lớn hơn ở Sông Lũy, song chủ yếu ở cấp độ hạn nhẹ và hạn vừa. Có thể nhận thấy rằng, chỉ số SWSI tính được trong toàn chuỗi khá phù hợp với diễn biến lưu lượng trong lưu vực. Theo tài liệu thống kê về thủy văn, từ năm 1981 - 2015 Bắc Bình xảy ra hạn nặng vào các năm 1983, 1987, 1995, 1997, 1998, 2005. Kết quả tính toán chỉ số SWSI cho thấy các năm 1983, 1998, 2005 hạn hán xảy ra rất nặng, phù hợp với chỉ số hạn hán.

Bảng 3.7. Độ khắc nghiệt trung bình nhiều năm dựa theo chỉ số SWSI giai đoạn 1981 - 2015 Trạm thủy văn Tháng hạn nhất Tháng cuối mùa khô hạn nhất (VIII)

Tỷ lệ % số năm xuất hiện

Hạn nhẹ Hạn vừa Hạn nặng

Sông Lũy -3,65 -1,03 6 4,5 3

sông Mao -4,07 -1,92 22,2 22,2 4 Do đặc điểm địa hình là đồi núi nên các sông thường ngắn và dốc dẫn đến thoát nước nhanh, gây nên lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Hệ thống sông suối huyện Bắc Bình chủ yếu thuộc hệ thống sông Luỹ, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của huyện.

b. Dự tính hạn thủy văn theo kịch bản biến đổi khí hậu

Đến giữa thế kỉ, theo dự tính của Viện Khoa học khí tượng và thủy văn (bảng 3.8), lưu lượng dòng chảy trên 2 lưu vực sông nghiên cứu có xu hướng giảm nhẹ (giảm 3,5 9 m3/s ở trạm sông Mao, giảm 0,69 m3/s ở trạm sông Lũy), trong đó, lưu lượng mùa khô giảm mạnh hơn lưu lượng dòng chảy mùa mưa và cả năm. Trong điều kiện lượng mưa trung bình năm tăng nhẹ, giảm nhẹ vào mùa khô kết hợp với sự gia tăng lượng bốc hơi, nhiệt độ theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hạn thủy văn sẽ xuất hiện ở Bắc Bình, đặc biệt vào mùa khô, sẽ là một thách thức với Bắc Bình.

Bảng 3.8. Dự tính mức độ thay đổi lưu lượng dòng chảy tại trạm sông Mao và trạm Sông Lũy so với thời kì 1980 - 2015 theo kịch bản BĐKH

Thời kỳ

Trạm sông Mao Trạm sông Lũy

Dòng chảy năm (m3/s)

Dòng chảy mùa (m3/s) Dòng chảy năm (m3/s)

Dòng chảy mùa (m3/s)

Mưa Khô Mưa Khô

2020 -1,1 -1,4 -0,5 -0,2 -0,3 -0,1 2030 -2,3 -2,9 -1,3 -0,4 -0,6 -0,3

3.3.2.3. Hạn nông nghiệp

a. Hiện trạng hạn nông nghiệp

Trên cơ sở kế thừa kết quả tính toán chỉ số hạn nông nghiệp (MI) trong chuỗi thời gian 1980 - 2015 cho tỉnh Bình Thuận, đề tài đã biên tập, bổ sung BĐ hạn nông nghiệp huyện Bắc Bình (hình 3.2) và thống kê diện tích phân loại mức độ hạn nông nghiệp trong bảng 3.9

Theo kết quả thống kê trong giai đoạn 1980 - 2015 tại huyện Bắc Bình vùng hạn đáng kể với diện tích 18.823 ha (chiếm 10,3% tổng diện tích tự nhiên) tập trung ở các địa phương, đó là: một phần xã Phan Sơn, Sông Lũy, Phan Tiền, Sông Bình, Bình Tân. Vùng hạn nặng chiếm tới 74,7% tổng diện tích tự nhiên (136.294 ha) phân bổ ở hầu hết các xã, thị trấn trên toàn huyện. Khu vực hạn nghiêm trọng với diện tích 27.415 ha (chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên) tập trung ở các địa phương như TT Chợ Lầu, Phan Điền, Phan Hòa, Hồng Thái, Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Hòa Thắng.

Bảng 3.9. Thực trạng và dự tính hạn nông nghiệp huyện Bắc Bình theo các địa phương (ha) TT Chợ Lầu Phan Sơn Phan Lâm Bình An Phan Điền Hải Ninh Sông Lũy Phan Tiến Sông Bình TT Lương Sơn Phan Hòa Phan Thanh Hồng Thái Phan Hiệp Bình Tân Phan Thành Hòa Thắng Hồng Phong Tổng Tỷ lệ (%) Hạn nông nghiệp giai đoạn 1980 - 2015

Hạn đáng kể 0 5.556 0 0 0 0 4.063 7.561 968 0 0 0 0 0 674 0 0 0 18.823 10,3 Hạn nặng 31 12.294 39.270 12.640 10.944 4.572 5.073 0 11.477 2.993 871 2.898 4.335 233 6.547 0 13.139 8.979 136.294 74,7 Hạn nghiêm trọng 3.224 0 0 0 311 43 0 0 0 0 6.534 0 2.736 1.764 0 2.288 10.514 0 27.415 15,0 Hạn nông nghiệp 2030 Hạn đáng kể 0 5.556 0 0 0 0 4.063 7.561 968 0 0 0 0 0 674 0 0 0 18.823 10,3 Hạn nặng 31 12.294 39.270 12.640 10.619 4.540 5.073 0 11.477 2.993 762 2.898 4.164 175 6.547 0 11.932 8.857 134.272 73,6 Hạn nghiêm trọng 3.224 0 0 0 636 75 0 0 0 0 6.643 0 2.907 1.822 0 2.288 11.721 122 29.437 16,1

b. Dự tính hạn nông nghiệp theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2030

Vào thời điểm hiện tại, các xã phía Nam có hạn nghiêm trọng còn phần lớn diện tích phía Bắc có hạn nặng trong khi một phần diện tích phía Tây Bắc của Bắc Bình chỉ có hạn đáng kể. Theo kết quả thống kê từ mô hình kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận kết hợp với việc chồng xếp bản đồ, dự báo đến năm 2030 diện tích vùng hạn nghiêm trọng trên toàn huyện Bắc Bình là 29.437 ha tăng 2.022 ha (từ các khu vực đang trong giai đoạn hạn nặng chuyển sang) so với giai đoạn 1980 - 2015, chiếm 16,1% tổng diện tích tự nhiên. Khu vực hạn nghiêm trọng vẫn tập trung chủ yếu ở phía Nam của huyện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương (địa phương bị ảnh hưởng hạn nghiêm trọng: TT Chợ Lầu, Phan Điền, Phan Hòa, Hồng Thái, Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Hòa Thắng).

Khu vực hạn đáng kể vẫn giữ nguyên diện tích so với giai đoạn 1980 - 2015 là 18.823 ha (chiếm 10,3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện).

3.3.3. Thực trạng và tiềm năng hoang mạc hóa

3.3.3.1. Thoái hóa đất

a. Thực trạng thoái hóa đất

Hiện tại, thoái hóa đất ở Bắc Bình đang xảy ra với 2 cấp độ thoái hóa chính: Thoái hóa trung bình (có sự xuất hiện một vài dấu hiệu thoái hoá chưa tới mức giới hạn) và thoái hóa nặng (xuất hiện nhiều dấu hiệu thoái hoá ở mức độ giới hạn ngặt nghèo đối với sinh thái cây trồng, đất bị xói mòn trơ sỏi đá).

Theo Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình (2017), tổng diện tích đất bị thoái hóa là 65.282 ha chiếm 35,76% diện tích toàn huyện. Đất thoái hóa trung bình có khoảng 36.718 ha tương đương với 20,11%, phân bố chủ yếu dưới trảng cây bụi, đất trồng cây hàng năm. Đất thoái hóa nặng có diện tích khoảng 28.564 ha, chiếm 15,65% diện tích toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các cồn cát, trảng cát dưới các trảng cỏ và trên đất xói mòn trơ sỏi đá thuộc các xã ven biển.

b. Tiềm năng thoái hóa đất

Tiềm năng thoái hóa đất của huyện là khá lớn với nhiều quá trình thoái hóa đất diễn ra mạnh. Trong đó các quá trình ưu thế là quá trình xói mòn do nước, xói mòn do gió, quá trình laterit hóa, quá trình mặn hóa.

Qua bảng 3.10 và hình 3.3 (BĐ tiềm năng thoái hóa đất) cho thấy, tiềm năng các loại đất bị thoái hóa còn khá lớn, chiếm tới 46,3% diện tích tự nhiên của Bắc Bình. Trong đó, tiềm năng thoái hóa bạc màu và sét hóa có tỷ lệ lớn nhất (29,28%). Tiềm năng xói mòn, trơ sỏi đá có tỷ lệ cao thứ hai (11,64%), xuất hiện nhiều ở khu vực núi dốc và chia cắt trên vỏ phong hóa granit, riolit, đá cát. Khả năng thoái hóa sạt lở - vùi lấp chiếm 1,65% diện tích của huyện, tập trung ở vùng đất phù sa được bồi, đất phù sa ven sông và đất dốc tụ thung lũng. Khả năng thoái hóa - ngập úng glây hóa chiếm 0,58% diện tích, phân bố chủ yếu ở đất là phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất thung lũng. Khả năng thoái hóa bạc màu, rửa trôi chiếm 3,15% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Dự tính, tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa so với diện tích tự nhiên còn cao ở một số xã như Phan Lâm (99,83%), Phan Sơn (92,14%), Phan Tiến (67,79%). Loại thoái hóa tiềm năng ở các địa phương này chủ yếu là thoái hóa bạc màu, sét hóa và thoái hóa trơ sỏi đá.

Bảng 3.10. Dự tính diện tích tiềm năng thoái hóa đất huyện Bắc Bình phân theo các xã, thị trấn (ha) Nhân tố TT Chợ Lầu Phan Sơn Phan Lâm Bình An Phan Điền Hải Ninh Sông Lũy Phan Tiến Sông Bình TT Lương Sơn Phan Hòa Phan Thanh Hồng Thái Phan Hiệp Bình Tân Phan Thành Hòa Thắng Hồng Phong Tổng Tỷ lệ (%)

Thoái hóa Glay 0 275 781 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.056 0,58

Thoái hóa bạc

màu, rửa trôi 1.102 0 0 292 0 120 0 0 45 0 2.002 0 901 863 0 426 0 0 5.750 3,15

Thoái hóa sạt lở,

vùi lấp 0 366 191 52 0 0 245 0 699 415 0 0 0 390 0 647 0 0 3.004 1,65

Thoái hóa bạc

màu và sét hóa 0 9.269 27.210 2.791 1.897 1.195 1.828 5.126 2.626 477 0 0 0 0 1.036 0 0 0 53.454 29,28 Thoái hóa xói

mòn, trơ sỏi đá 0 6.538 11.022 0 2.160 235 0 0 702 0 0 586 0 0 0 0 0 0 21.242 11,64

Tổng 1.102 16.447 39.204 3.135 4.057 1.549 2.073 5.126 4.071 892 2.002 586 901 1.253 1.036 1.072 0 0 84.506 46,30

% diện tích tự nhiên

3.3.3.2. Hoang mạc hóa

a. Hiện trạng phân bố hoang mạc hóa

Bằng phân tích hệ thống các bản đồ: thổ nhưỡng, hiện trạng lớp phủ thực vật, hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiện trạng hoang mạc hóa, kết hợp với thực địa theo các mặt cắt và các điểm chìa khóa chúng tôi đã xây dựng được bản đồ thực trạng phân bố các dạng hoang mạc ở Bắc Bình (hình 3.4). Kết quả cho thấy, khu vực nghiên cứu tồn tại 3 dạng hoang mạc, chiếm 41,94% diện tích đất tự nhiên của Bắc Bình (bảng 3.11).

Hoang mạc cát 34.188 ha chiếm 18,73% diện tích tự nhiên, tập trung ở ven biển, trong đó xã Hòa Thắng là địa phương có nhiều hoang mạc cát nhất (16.495 ha). Hoang mạc cát phát triển trên 4 loại đất cát chính: cát biển, cát trắng vàng, cát trắng và cát đỏ. Hoang mạc cát trắng vàng phong thành, phân bố dọc theo bờ biển dưới dạng gò đồi cát cao từ 10 - 20 m đến 50 - 100 m. Loại hình hoang mạc này hình thành do nguồn gốc phong thành, đang có xu hướng lan rộng, sâu vào nội địa dưới tác động của gió, ảnh hưởng nghiêm trọng đến canh tác nông nghiệp và giao thông. Thảm thực vật nguyên sinh là trảng cây bụi thường xanh chịu hạn trên cát trắng vàng. Hoang mạc cát đỏ phong thành gồm các cây bụi thứ sinh rụng lá, hoặc các trảng cỏ chịu hạn trên đất cát nâu vàng, nâu đỏ được thành tạo do gió. Trong mùa khô hiện tượng di động của lớp cát đỏ trên bề mặt khá rõ.

Hoang mạc đất cằn có diện tích 41.485 ha, chiếm 22,73% diện tích tự nhiên, phân bố ở một số địa phương như Sông Lũy, Bình Tân, Sông Bình, Bình An, Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Hòa. Qua khảo sát cho thấy, hoang mạc đất cằn phân bố chủ yếu trong khu vực có nhịp điệu mưa mùa thu - đông, lượng mưa thấp < 800 mm/năm, chỉ có 3 tháng mùa mưa, hạn 4 - 5 tháng và nhiệt độ trung bình năm > 250C hoặc những nơi xuất hiện trảng cây bụi thứ sinh rụng lá hoặc trảng cỏ thứ sinh chịu hạn trên các loại đất xám, xám bạc màu, đất cát đỏ trên các địa hình có nguồn gốc khác nhau: pediment, thềm phù sa cổ, thềm biển cát đỏ. Thảm thực vật ở đây là diễn thế thứ sinh nhân tác từ các kiểu rừng thích ứng với điều kiện khô hạn: rừng rậm rụng lá nhiệt đới, rừng thưa cây họ dầu rụng lá nhiệt đới, rừng thưa nhiệt đới rụng lá.

Bảng 3.11. Diện tích thực trạng các loại hoang mạc ở huyện Bắc Bình theo các địa phương (ha) Nhân tố TT Chợ Lầu Phan Sơn Phan Lâm Bình An Phan Điền Hải Ninh Sông Lũy Phan Tiến Sông Bình TT Lương Sơn Phan Hòa Phan Thanh Hồng Thái Phan Hiệp Bình Tân Phan Thành Hòa Thắng Hồng Phong Tổng Tỷ lệ (%) Hoang mạc cát 1.238 0 0 0 0 721 0 0 0 672 0 779 5.087 581 736 148 16.495 7.732 34.188 18,73 Hoang mạc đá 0 0 0 0 0 0 0 0 889 0 0 0 0 0 0 0 0 0 889 0,49 Hoang mạc đất cằn 0 826 9.244 8.399 849 536 5.678 0 9.126 0 2.327 0 0 0 4.499 0 0 0 41.485 22,73 Tổng 1.238 826 9.244 8.399 849 1.257 5.678 0 10.015 672 2.327 779 5.087 581 5.235 148 16.495 7.732 76.563 41,94 % diện tích tự nhiên 38,02 4,63 23,54 66,45 7,55 27,24 62,15 0,00 80,47 22,46 31,42 26,88 71,94 29,11 72,50 6,48 69,74 86,11 41,94

Hoang mạc đá có diện tích 889 ha chiếm 0,49% diện tích toàn huyện phân bố chủ yếu tại xã Sông Bình. Dấu hiệu của khu vực bị hoang mạc đá được xác định bởi trảng cây bụi thứ sinh rụng lá trên các loại đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xói mòn trơ đá tảng, hoặc các loại đất xám trên sườn bóc mòn lộ đá tảng. Các loại đất trên thường được phát triển từ các vỏ phong hoá saprolit, silicit ở các địa hình đồi núi sót, núi thấp ven rìa. Trảng cây bụi thứ sinh rụng lá này là diễn thế từ các kiểu rừng thích ứng với điều kiện khô hạn: rừng rậm rụng lá nhiệt đới, rừng thưa rụng lá nhiệt đới, rừng thưa cây họ dầu rụng lá, rừng rậm nửa rụng lá. Ngoài ra, nó còn được xác định bởi các trảng cây bụi rụng lá nhiệt đới có nguồn gốc nguyên sinh trên các đất xói mòn trơ sỏi đá, trơ đá tảng trên đồi núi sót.

b. Tiềm năng hoang mạc hóa

Tiềm năng tập trung các dạng hoang mạc có sự khác nhau giữa các địa phương đã tạo nên các trọng điểm hoang mạc tại Bắc Bình. Theo dự báo, diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)