Sơ đồ hiện trạng hoang mạc tại huyện Bắc Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 82 - 85)

Hoang mạc đá có diện tích 889 ha chiếm 0,49% diện tích toàn huyện phân bố chủ yếu tại xã Sông Bình. Dấu hiệu của khu vực bị hoang mạc đá được xác định bởi trảng cây bụi thứ sinh rụng lá trên các loại đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xói mòn trơ đá tảng, hoặc các loại đất xám trên sườn bóc mòn lộ đá tảng. Các loại đất trên thường được phát triển từ các vỏ phong hoá saprolit, silicit ở các địa hình đồi núi sót, núi thấp ven rìa. Trảng cây bụi thứ sinh rụng lá này là diễn thế từ các kiểu rừng thích ứng với điều kiện khô hạn: rừng rậm rụng lá nhiệt đới, rừng thưa rụng lá nhiệt đới, rừng thưa cây họ dầu rụng lá, rừng rậm nửa rụng lá. Ngoài ra, nó còn được xác định bởi các trảng cây bụi rụng lá nhiệt đới có nguồn gốc nguyên sinh trên các đất xói mòn trơ sỏi đá, trơ đá tảng trên đồi núi sót.

b. Tiềm năng hoang mạc hóa

Tiềm năng tập trung các dạng hoang mạc có sự khác nhau giữa các địa phương đã tạo nên các trọng điểm hoang mạc tại Bắc Bình. Theo dự báo, diện tích các loại hoang mạc sẽ còn tăng đến 47,9% so với tổng diện tích tự nhiên vào năm 2030, trong đó, diện tích hoang mạc cát chiếm 20,44%, hoang mạc đất cằn chiếm 24,49%, hoang mạc đá chiếm 0,1% diện tích tự nhiên toàn huyện (bảng 3.13). Từ những qui luật về khả năng xuất hiện thoái hóa đất và hoang mạc hóa (bảng 3.12), bản đồ tiềm năng hoang mạc hóa (hình 3.5) được hình thành và cho thấy:

Khả năng xuất hiện hoang mạc cát có nguy cơ mở rộng mạnh nhất bởi vì: bản chất cấu trúc đất cát là kém bền vững, hàm lượng dinh dưỡng kém nên tạo độ phủ thường thấp, đồi cát cao, mực nước ngầm sâu, phân bố nơi đầu sóng ngọn gió, lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi nhiều lần và phân hóa mùa khắc nghiệt.

Khả năng xuất hiện hoang mạc đất cằn được phát sinh từ các loại đất vàng đỏ trên phù sa cổ, đá granit, đá cát. Quá trình rửa trôi hàng năm, canh tác liên tục đã tạo nên đất xám bạc màu. Đất xám bạc màu chẳng những dễ bị xói mòn do nước trong mùa mưa, mà còn dễ dàng bị gió cuốn đi trong mùa khô. Loại hoang mạc này phân bố tập trung ở dải chuyển tiếp từ đồng bằng đến đồi núi. Chủ yếu xuất hiện ở vùng đồi thềm và các bề mặt san bằng. Diện phân bố đất này ngày càng lan rộng, thể hiện hình thái hoang mạc rõ rệt. Xương rồng và các cây khô hạn không đủ ngăn những đợt lốc bụi vào mùa khô. Bởi vậy hoang mạc đất cằn còn được gọi là hoang mạc bụi.

Bảng 3.12. Khả năng xuất hiện thoái hóa đất và hoang mạc hóa

Đơn vị đất phát sinh Khả năng thoái hóa Khả năng xuất hiện

HMH

Đất cát biển Đất cát nghèo hữu cơ, tầng mặt bị cắt cụt

Hoang mạc cát (cát di động)

Đất xám bạc màu Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Hoang mạc đất cằn - hoang mạc bụi Đất xám trên macma axit

và đá cát

Đất xám bạc màu trên macma axit và đá cát

Đất mùn đỏ vàng trên đồi

núi dốc Đất xói mòn trơ sỏi đá Hoang mạc đá

Khả năng xuất hiện hoang mạc đá hình thành chủ yếu do xói mòn rửa trôi của nước tạo ra những vùng đất xói mòn trơ sỏi đá ven sườn núi và các bề mặt trước núi. Nguồn gốc các núi này có giả thiết cho rằng liên quan không chỉ với xói mòn do nước mưa hiện tại mà còn liên quan với các thời kỳ biển tiến, biển thoái. Đá lộ đầu và sỏi sạn lộ ngay trên mặt đất.

Nhờ giải quyết tốt vấn đề thủy lợi nên nguy cơ mở rộng diện tích hoang mạc ở Bắc Bình sẽ giảm đi rõ nét trong tương lai. Các trọng điểm hoang mạc hóa lại có xu hướng di chuyển về phía Nam phải đối mặt với tình trạng gia tăng diện tích hoang mạc hóa đất cằn và hoang mạc cát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận​ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)