Tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế ETa theo mô hình Priestley – Taylor vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát sự bốc thoát hơi nước của lớp phủ khu vực tây bắc việt nam từ dữ liệu ảnh vệ tinh (Trang 133 - 137)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thực nghiệm tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế từ bề mặt lớp phủ tại tỉnh

3.4.6. Tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế ETa theo mô hình Priestley – Taylor vớ

cao từ DEM tại tỉnh Hòa Bình khu vực Tây Bắc Việt Nam

Sau khi tính được giá trị năng lượng bức xạ ròng trung bình ngày Rnd, giá trị nhiệt ẩn của quá trình bốc thoát hơi nước λ, giá trị hằng số Psychrometric (γ), giá trị độ dốc của đường cong áp suất hơi bão hòa Δ tại thời điểm ngày 01/7/2015, ngày

04/6/2017 và ngày 18/8/2021 từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 và giá trị độ cao từ DEM. Sử dụng mô hình Priestley - Taylor với các hệ số mô hình a = 0,792, b = -0,026 để tính lượng bốc thoát hơi nước được kết quả như hình sau:

Hình 3.17. Bản đồ bốc thoát hơi nước thời điểm ngày 01/7/2015

Kết quả tính lượng bốc thoát hơi nước cho thấy giá trị bốc thoát hơi nước thực tế ngày 01/7/2015 dao động chủ yếu trong khoảng từ 6 – 10 mm/ngàỵ Trong đó, lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng từ 6 – 7 và 7 – 8 mm/ngày tập trung ở khu vưc phía Nam và Đông Nam của tỉnh, khu vực có diện tích đất sản xuất nông nghiệp,

độ cao địa hình thấp và bề mặt có độ che phủ thấp hơn khu vực khác. Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 8 – 9 mm/ngày tập trung tại khu vực phía Tây và Tây Bắc của tỉnh, khu vực địa hình cao so với mực nước biển và chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với độ che phủ caọ Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 9 – 10 mm/ngày tập trung chủ yếu khu vực diện tích đất mặt nước là Sông Đà và hồ thủy điện Hòa Bình.

Hình 3.18. Bản đồ bốc thoát hơi nước thời điểm ngày 04/6/2017

Kết quả tính lượng bốc thoát hơi nước cho thấy giá trị bốc thoát hơi nước thực tế ngày 04/6/2017 dao động chủ yếu trong khoảng từ 7 – 11 mm/ngàỵ Trong đó, lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng từ 7 – 8 và 8 – 9 mm/ngày tập trung ở khu vưc phía Nam và Đông Nam của tỉnh và huyện Cao Phong, khu vực có diện tích tập trung đất sản xuất nông nghiệp, độ cao địa hình thấp và bề mặt có độ che phủ thấp hơn khu vực

khác. Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 9 – 10 mm/ngày tập trung tại khu vực phía Bắc, Tây Nam của tỉnh và vùng giáp ranh của 3 huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, khu vực địa hình cao so với mực nước biển và chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với độ che phủ caọ Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 10 – 11 mm/ngày tập trung chủ yếu khu vực diện tích đất mặt nước là Sông Đà và hồ thủy điện Hòa Bình và khu vực có địa hình cao so với mực nước biển, diện tích đất lâm nghiệp với bề mặt có độ che phủ cao của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và Lương Sơn.

Hình 3.19. Bản đồ bốc thoát hơi nước thời điểm ngày 18/8/2021

Kết quả tính lượng bốc thoát hơi nước cho thấy giá trị bốc thoát hơi nước thực tế ngày 18/8/2021 dao động chủ yếu trong khoảng từ 5 – 10 mm/ngàỵ Trong đó, lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng từ 5 – 6 và 7 – 8 mm/ngày là chủ yếu trên toàn tỉnh. Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 8 –9 mm/ngày tập trung tại khu vực địa hình cao so với mực nước biển và chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với độ

che phủ cao của huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi và Lạc Thủỵ Lượng bốc thoát hơi nước trong khoảng 9 – 10 mm/ngày tập trung chủ yếu khu vực diện tích đất mặt nước là Sông Đà và hồ thủy điện Hòa Bình.

Kết quả giám sát lượng bốc thoát hơi nước tại các thời điểm ngày 01/7/2015, ngày 04/6/2017 và ngày 18/8/2021 cho thấy lượng bốc thoát hơi nước cao nhất là ngày 04/6/2017 trong khoảng từ 8 – 10 mm/ngàỵ Lượng bốc thoát hơi nước có xu hướng giảm tại thời điểm ngày 01/7/2015 khoảng 7 – 9 mm/ngày và lượng bốc thoát hơi nước giảm rõ hơn tại thời điểm ngày 18/8/2021 khoảng từ 6 – 8 mm/ngàỵ Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy lượng bốc thoát hơi nước hoàn toàn phù hợp với điều kiện về địa hình, khí hậu, nhiệt độ tại tỉnh Hòa Bình tại các thời điểm ngày 01/7/2015, ngày 04/6/2017 và ngày 18/8/2021.

Giá trị bốc thoát hơi nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn ngày 01/7/2015, ngày 04/6/2017 và ngày 18/8/2021 tính theo mô hình Priestley – Taylor với các tham số đầu vào được chiết xuất, tính toán từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 và giá trị độ cao từ DEM được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.25. Bảng kết quả tính lượng bốc thoát hơi nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn ngày 01/7/2015, ngày 04/6/2017 và ngày 18/8/2021

TT Tên trạm Bốc thoát hơi nước thực tế ETa_VT ngày 01/7/2015 (mm/ngày) Bốc thoát hơi nước thực tế ETa_VT ngày 04/6/2017 (mm/ngày) Bốc thoát hơi nước thực tế ETa_VT ngày 18/8/2021 (mm/ngày) 1 Khí tượng Hòa Bình 7,9 8,6 7,5

2 Khí tượng Mai Châu 7,2 6,1 6,4

3 Khí tượng Kim Bôi 7,5 7,9 7,4

4 Khí tượng Chi Nê 8,6 9,5 8,1

5 Khí tượng Lạc Sơn 6,7 6,3 7,0

6 Thủy văn HòaBình 7,9 8,6 7,5

7 Thủy văn Hưng Thi 7,6 9,3 7,4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát sự bốc thoát hơi nước của lớp phủ khu vực tây bắc việt nam từ dữ liệu ảnh vệ tinh (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w