Các phương pháp đo trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát sự bốc thoát hơi nước của lớp phủ khu vực tây bắc việt nam từ dữ liệu ảnh vệ tinh (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨỤ

1.2. Phương pháp xác lượng bốc thoát hơi nước sử dụng dữ liệu khí tượng

1.2.1. Các phương pháp đo trực tiếp

1.2.1.1 Quan trắc bốc hơi bằng ống Piche

Phương pháp quan trắc bốc hơi bằng ống Piche là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nội dung phương pháp được mô tả như sau:

Ống bốc hơi Piche là một ống thủy tinh dài từ 17 đến 30cm, đường kính 1 cm, có khắc vạch, một đầu kín, một đầu hở được đậy bằng một mặt giấy xốp tròn mầu trắng có nẹp kim loại để giữ.

Khi sử dụng, rót nước vào ống, bịt đầu hở bằng giấy xốp rồi treo ngược ống trong lều khí tượng, nước ngấm qua giấy thấm rồi bốc hơị

Diện tích bốc hơi là 13cm2, kể cả hai mặt giấy xốp. Mỗi vạch khắc lớn trên ống ứng với 1mm nước bốc hơi, mỗi vạch khắc nhỏ là 0,1mm.

Phương pháp quan trắc: Hàng ngày quan trắc bốc hơi vào lúc 7h và 19h, ghi lại số đọc trên ống Piche và tính lượng bốc hơị

Lượng bốc hơi trong 12h là hiệu số giữa số đọc kỳ quan trắc này với số đọc của kỳ quan trắc trước.

(Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường 2012)

Hình 1.3. Ống đo bốc hơi Piche

Ví dụ: 7h số đọc thang bốc hơi là 1,2 mm; 19h số đọc thang bốc hơi là 5,7 mm. Khi đó, lượng bốc hơi từ 7h đến 19h là: 5,7 – 1,2 = 4,5 mm. Chú ý, khi đọc trị số bốc hơi thì đọc số tại vị trí ngang mặt lõm của mực nước trong ống Pichẹ

Cách thay giấy thấm: Hàng ngày sau quan trắc 7h phải đổ thêm nước và thay giấy thấm ống Pichẹ Sau khi đổ thêm nước, chờ cho nước thấm hết giấy rồi đọc trị số, ghi bên cạnh số đọc lúc 7h để tính lượng bốc hơi lúc 19h. Phải giữ ống bốc hơi Piche sạch sẽ, không cáu bẩn, dùng nước mưa, nước sạch để đổ vào ống (Bộ Tài nguyên Môi trường 2012)

1.2.1.2. Phương pháp thủy tiêu kế (Lysimeter)

Bản chất của phương pháp thủy tiêu kế được mô tả như sau:

Thủy tiêu kế (Lysimeter) là một thiết bị dùng để xác định giá trị bốc thoát hơi tham chiếu (ET0) của một cây trồng theo một điều kiện tưới chủ động. Bằng cách đo thể tích nước hay trọng lượng ta có thể xác định lượng bốc thoát hơi dựa vào phương trình cân bằng nước.

Đo mưa (R) Bốc thoát hơi(ET ) Tưới (I)

Hầm đo thấm sâu DP

(Nguồn: Lê Anh Tuấn 2009)

Hình 1.4. Bố trí thiết bị đo (ET0) theo phương pháp thủy tiêu kế

Thủy tiêu kế có dạng là một thùng hình trụ tròn có đường kính khoảng 30 cm và độ cao 25cm được đổ đầy đất như loại đất canh tác. Đáy thùng có chỗ để nước thoát ra nhằm đo lượng nước thấm sâụ Hầm chứa lượng nước thấm sâu có đường kính 30cm và chiều cao 42cm được bố trí ngay gần đó. Bên cạnh đó, thiết bị đo mưa bằng thùng đo mưa cũng được lắp đặt (Thiết bị đo mưa có thể chứa được 5,5 lít nước). Mặt trên của thùng, cây trồng được gieo cấy đều đặn giống như môi trường bên ngoài (Hình 1.4).

Một cách tổng quát, bằng cách đo lượng mưa rơi trong khu vực (R), lượng tưới (I) và lượng thấm sâu xuống đất (P), lượng bốc thoát hơi (ET0) sẽ được xác định theo:

ET0 = R + I – P (1.1)

Một số nơi, người ta dùng cân (đặt ở dưới thủy tiêu kế) để xác định sự thay đổi lượng nước ở thủy tiêu kế để xác định lượng bốc thoát hơi nước (Lê Anh Tuấn, 2009).

Ưu nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm: Thiết bị đo cho độ chính xác xác định ET0 là tương đối khá cao, dễ sử dụng.

+ Nhược điểm: Bố trí các điểm đo phức tạp, kinh phí xây dựng và duy trì bảo quản thiết bị đo lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát sự bốc thoát hơi nước của lớp phủ khu vực tây bắc việt nam từ dữ liệu ảnh vệ tinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w