7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nƣớc, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ (quốc lộ 1A, 14B), đƣờng hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN.
Đà Nẵng đƣợc xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nƣớc với mức tăng trƣởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị đƣợc chỉnh trang, vv…Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2007-2012 đạt 10,25%, năm 2013 tăng 8,31%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tích cực: ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%.
Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 tăng 17,6% so với năm 2012. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thủy sản, săm lốp cao
su, dệt may, giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... Công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, hiện đang đƣợc thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng GDP của thành phố. Ngoài ra, ở Đà Nẵng hiện có bốn làng nghề truyền thống gồm: làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nƣớc, nƣớc mắm Nam Ô, đan lát Yến Nê và dệt chiếu Cẩm Nê.