Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 75 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tạ

3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng

3.2.3.1. Sử dụng nghiệp vụ bán nợ

Đối tác mua các khoản vay chủ yếu là ngân hàng, quỹ hƣu trí, công ty bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tƣơng hỗ. Bán các khoản vay tức là

chuyển nợ của ngƣời mua hàng từ ngƣời bán hay cung ứng dịch vụ sang công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trƣớc thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của ngƣời mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra đều do ngƣời tài trợ gánh chịu.

Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ đã tạo điều kiện cho các TCTD giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ là biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trƣờng hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô,không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng nhƣ ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt biện pháp này, Chi nhánh Đà Nẵng phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các quy định của pháp luật nhằm đƣa ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả. Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị trƣờng mua bán nợ giúp đƣa ra các quyết định hợp lý.

3.2.3.2. Sử dụng các công cụ phái sinh

Tuy các công cụ phái sinh còn chƣa phát triển ở Việt Nam nhƣng trong những năm gần đây nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ tài chính mới này để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ lệ phí thu đƣợc. Các công cụ phái sinh bao gồm:

a ) Hợp đồng quyền tín dụng

Đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trƣớc những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Khi chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút hợp đồng quyền tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn. Nếu các khoản vay

của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán. hợp đồng quyền tín dụng sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

b) Hợp đồng trao đổi tín dụng

Đây là hình thức phổ biến nhất trong các công cụ tín dụng phái sinh, ở đó hai tổ chức cho vay sẽ thoả thuận trao đổi với nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Qua các hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng sẽ nâng cao đƣợc danh mục cho vay, giúp giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trƣờng duy nhất.

3.2.3.3. Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bộ phận này cần phải đƣợc hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại Chi nhánh, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát, đồng thời hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Cô ng tác kiểm tra phải thực hiện thƣờng xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; các khoản vay có giá trị lớn cần phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, sau khi k ết thúc năm tài chính, cần thuê một cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)