Kinh nghiệm tại một vài ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 48)

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng

1.3.1. Kinh nghiệm tại một vài ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1.1. Quản lý RRTD tại Vietinbank

Vietinbank đƣợc thành lập năm 1988, là NHTMCP lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trƣởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trƣớc. Sau 26 năm hoạt động, Vietinbank có mạng lƣới kinh doanh rộng rãi toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, có 07 Công ty hạch toán độc lập và 03 đơn vị sự

nghiệp. Hiện tại Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Nhận thức đƣợc ảnh hƣởng của RRTD cũng nhƣ tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngay từ ngày đầu thành lập Vietinbank đã rất chú trọng đến xây dựng nội dung, phƣơng pháp quản lý RRTD và ngày càng hoàn thiện hơn.

Hiện nay, hoạt động quản lý RRTD tại Vietinbank đƣợc thể hiện qua những nội dung chính sau:

Về quy trình cho vay và kiểm soát món vay: do nhận biết đƣợc tầm quan trọng của việc cấp tín dụng đến khách hàng cho nên Vietinbank áp dụng chung về quy trình cấp tín dụng và kiểm soát các khoản vay áp dụng đối với các Chi nhánh trong toàn hệ thống để đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật. Quy trình đƣợc thực hiện trong 4 bƣớc là:

Bƣớc 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn

Bƣớc 2: Phê duyệt, ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng Bƣớc 3: Thanh toán nợ vay và kết thúc hợp đồng tín dụng Bƣớc 4: Lƣu hồ sơ

Trong đó, nội dung các công việc từ bƣớc 1 đến bƣớc 3 đƣợc phân chia trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận thẩm định nhƣ cán bộ quản lý khách hàng, lãnh đạo phòng khách hàng, cán bộ QLRR, lãnh đạo tổ QLRR, ngƣời có thẩm quyền quyết định xử lý…

Các quy định về thẩm quyền, giới hạn tín dụng và thẩm định rủi ro độc lập: Vietinbank ban hành quy chế quy định giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay (tổng mức cấp tín dụng tối đa mà Chi nhánh đƣợc chấp nhận trong giao dịch với một khách hàng), bảo lãnh và phân cấp phán quyết tín dụng cho hội đồng tín dụng cơ sở; trên cơ sở mức ủy quyền của Tổng giám đốc, hội đồng tín dụng cơ sở quyết định mức phán quyết cao nhất cho giám đôc

Chi nhánh, giám đốc Chi nhánh đƣợc ủy quyền cho trƣởng phòng giao dịch, trƣởng điểm giao dịch…

Áp dụng công nghệ trong cho vay: Vietinbank sử dụng hệ thống INCAS, đây là phần mềm quản lý và thanh toán giúp cho trụ sở chính giám sát đƣợc toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các Chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng, và các quyết định phê duyệt.

Đặc biệt ngày 14/03/2012 Vietinbank tiến hành thực hiện dự án xây dựng hệ thống quản lý RRTD cơ bản theo chuẩn mực Basel II với sự tƣ vấn của Công ty tƣ vấn Ernst & Young Singapore. Mục tiêu của Vietinbank là nâng cao chất lƣợng công tác quản lý RRTD, kiểm soát chất lƣợng tín dụng và hƣớng tới xây dựng một hệ thống đo lƣờng RRTD theo phƣơng pháp thống kê, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của mô hình đo lƣờng rủi ro.

Với các giải pháp quản lý RRTD đƣợc thực hiện bài bản và có hiệu quả, thời gian qua RRTD của Vietinbank luôn nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank năm 2009 là 0,66% (toàn ngành là 2,5%), năm 2010 là 0,75% (toàn ngành là 2,5%),, năm 2011 là 1,2% (toàn ngành là 3,3%), năm 2012 là 1,46% (toàn ngành là 2,5%) và năm 2013: 0,82% ( toàn ngành 3,63%).

1.3.1.2. Quản lý RRTD tại ACB

ACB đƣợc thành lập năm 1993, là một trong những NHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Vốn điều lệ của ACB tính đến 31/12/2011 là trên 9.000 tỷ đồng. Hiện nay ACB có 01 Sở giao dịch, 339 Chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực kinh tế phát triển của cả nƣớc, có 04 Công ty trực thuộc và liên kết với 03 Công ty khác. Trong hơn 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh và ổn định, hiện nay ACB đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng. Ngoài ra trong khối NHTMCP, ACB là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất, cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trƣởng nhanh.

Đối với hoạt động quản lý RRTD tại ACB có thể tóm tắt các nội dung chính nhƣ sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở đến Chi nhánh với sự phân cấp rõ rang về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản trị RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ, …

- Đang dần chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở, các Chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến

- Chia bộ phận tín dụng trƣớc đây thành các bộ phận chuyên trách khác nhau nhƣ Quản lý khách hàng, Quản lý RRTD, Bộ phận tác nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. của các NH trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng vàoViệt Nam vẫn còn nhiều lúng túng do đặc thù của nền kinh tế, thói quen, văn hóa, tập quán của ngƣời Việt Nam.

- Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng hoàn thiện, ACB đã thực hiện việc cung cấp thông tin, chuyên đề phân tích ngành thƣờng xuyên cho các Chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin và sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng

Với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý RRTD, trong thời gian qua chất lƣợng tín dụng của ACB đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, tỷ lệ nợ xấu của ACB qua các năm đều nhỏ hơn tỷ lệ trung bình toàn ngành và nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,27% (toàn ngành là 2,5%), năm 2010 là 0,34% (toàn ngành là 2,5%), năm 2011 là 0,85% (toàn ngành là 3,3%), năm 2012 là 2,5% (toàn ngành là 4,08%) và năm 2013 là 3% (toàn ngành là 3,63%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)