Bài học cho BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 53)

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng

1.3.3. Bài học cho BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh

Qua tìm hiểu hoạt động quản lý RRTD của Vietinbank và ACB có thể thấy rằng mỗi ngân hàng có các cách thức và biện pháp khác nhau trong tiếp cận hoạt động quản lý RRTD, phụ thuộc vào quan điểm và nguồn lực của mỗi ngân hàng. Trong thời gian qua nhờ việc sử dụng có hiệu quả các cách thức

và biện pháp quản lý RRTD mà hoạt động quản lý rủi ro của các NHTM đạt những kết quả nhất định. Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý RRTD của Vietinbank và ACB có thể rút ra các bài học sau:

Một là, ban hành quy trình cho vay và kiểm soát món vay: việc này đảm bảo thực hiện quy trình cấp tín dụng và kiểm soát món vay thống nhất trong toàn hệ thống và đảm bảo việc tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Hai là, quy định về thẩm quyền, giới hạn tín dụng và thẩm định rủi ro độc lập.

Ba là, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động tín dụng

Bốn là, xây dựng bộ máy quản lý RRTD từ hội sở đến các Chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy.

Năm là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng phục vụ công tác thẩm định tín dụng.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động tín dụng hiện nay vẫn là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng. Song hoạt động này chứa đựng rủi ro rất cao, gây ra hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải thực hiện quản lý rủi ro tín dụng .

Rủi ro tín dụng xuất phát từ chính bản thân ngân hàng nhƣ: có sai sót trong quy trình cấp tín dụng, thiếu chính sách cho vay, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học; rủi ro tín dụng xảy ra còn là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, yếu kém trong quản lý, gian lận,...Ngoài ra, môi trƣờng kinh tế bên ngoài cũng ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra rủi ro nhƣ sự thay đổi môi trƣờng, do môi trƣờng pháp lý không thuận lợi,... Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những chỉ tiêu phán ánh rủi ro tín dụng nhƣ: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ trọng nợ xấu/ tổng dƣ nợ, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ mất vốn,...

Rủi ro tín dụng có tính khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Việc quản lý rủi ro tín dụng là quá trình đo lƣờng, đánh giá rủi ro trong quá trình huy động vốn và cho vay; theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng nếu có bất kỳ một sự thay đổi hoàn cảnh nào cho đến khi khoản vay đƣợc hoàn trả. Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ: quản lý danh mục cho vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng, giảm thiểu hậu quả rủi ro tín dụng,....

Việc nghiên cứu nội dung quản lý rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới trong chƣơng 1 sẽ là cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV – CHI NHÁNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)