nhánh Hà Tĩnh
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định và đánh giá RRTD.
Các cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng cần phải nhận thức và hiểu biết đầy đủ về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, nắm bắt và thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng, các chính sách, quy định của BIDV liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng của BIDV cụ thể là quy định về phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay.., có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, đã làm qua vị trí cán bộ quan lý khách hàng, đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý rủi ro.
Hiện nay, tại Chi nhánh cán bộ quản lý khách hàng chủ yếu là các cán bộ mới nên khả năng thẩm định khách hàng, phƣơng án và dự án sản xuất kinh doanh bị hạn chế. Thực trạng cán bộ quản lý rủi ro thiếu và yếu nên khả năng phục vụ công tác phân tích và nhìn nhận rủi ro tín dụng còn chƣa cao. Vì vậy, phải rà soát tính toán định biên lao động của Phòng QLRR để bố trí cán bộ đủ về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra để bộ phận QLRR tại Chi nhánh thực hiện tốt chức năng kiểm soát rủi ro trƣớc khi cho vay, các cán bộ QPRR cần đánh giá đầy đủ các nội dung theo mẫu báo cáo thẩm định rủi ro nhƣ: Đánh giá phù hợp với các quy định, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành; đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn; thẩm định, đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng; thẩm định việc đánh giá chung về khách hàng; thẩm định việc đánh giá, phân
tích về tình hình tài chính của khách hàng; đánh giá việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng; đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay; đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ.
3.2.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ
Hoạt động kiểm tra nội bộ phải tăng cƣờng các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh phải kiểm tra đƣợc toàn bộ các khoản vay phát sinh để phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.
Việc kiểm tra phải tập trung đi sâu vào các nội dung sau:
- Kiểm tra việc chấp hành kỷ cƣơng điều hành và tuân thủ thẩm quyền phán quyết:
- Kiểm tra chi tiết tại hồ sơ tín dụng (việc chấp hành và tuân thủ các quy định, quy trình trong hoạt động cấp tín dụng): Công tác thẩm định trƣớc khi cho vay, bảo lãnh, chiết khấu; kiểm tra trong khi cho vay, bảo lãnh; kiểm tra sau khi cho vay, bảo lãnh; kiểm tra việc luân chuyển, lƣu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh:
- Kiểm tra thực tế khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chƣa đủ mà cán bộ quản lý khách hàng cần phải thƣờng xuyên đi kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó có thể xác định đƣợc sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Hơn nữa việc đi kiểm tra thực tế khách hàng thƣờng xuyên còn có thể kiểm chứng lại chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.
Qua các đợt kiểm phải thông báo cho cán bộ liên quan công tác tín dụng toàn Chi nhánh biết các sai sót để rút kinh nghiệm, lƣu ý tránh xẩy ra
sai sót tƣơng tự. Phải quan tâm công tác đôn đốc, giám sát quá trình khắc phục sai sót vi phạm thì mới xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm.
3.2.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con ngƣời càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của ngƣời cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.
Để thu hút đƣợc nhân tài qua tuyển dụng mới và sử dụng cán bộ giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc đƣợc đào tạo bài bản tránh xu hƣớng sang làm việc tại các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Do đó:
- Tại Chi nhánh phải có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng đƣợc nhiều cán bộ trẻ có tài năng.
- Hiện nay BIDV đã trả lƣơng tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lƣơng theo chức năng nhiệm vụ tại từng bộ phận quản lý khách hàng, kế toán, hành chính, giao dịch khách hàng,...). Tuy nhiên phải chú trọng đãi ngộ đối với nhân viên để tạo động lực thu hút và khuyến khích ngƣời lao động bằng cách tăng lƣơng cho ngƣời lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ,...
- Công tác đào tạo bồi dƣỡng: Chi nhánh nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu đƣợc đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nƣớc, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời gắn kết ngƣời lao động đối với Ngân hàng.
Đối với các cán bộ lãnh đạo, Chi nhánh nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý. Tại Chi nhánh cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi tự đào tạo nghiệp vụ để đƣa ra các kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp nhằm tránh rủi ro.