2.3. Đánh giá chung quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh
2.3.2. Khó khăn, vướng mắc
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của một bộ phận mà của tất cả các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận vẫn còn rất hạn chế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, khách hàng kinh doanh thua lỗ…). Khả năng phòng ngừa và dự báo từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin
qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào các báo cáo do khách hàng cung cấp.
Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã có nỗ lực tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế. Những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng đƣợc biểu hiện qua chất lƣợng tín dụng của ngân hàng chƣa thực sự tốt, cụ thể:
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo số liệu tại Bảng 2.5 Trang 49 cho thấy: Nợ quá hạn của BIDV Hà Tĩnh năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 là do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng đã ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã hồi phục hơn trƣớc, đồng thời với sự cố gắng nỗ lực trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ, nên tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm đáng kể, nợ quá hạn giảm từ 55 tỷ đồng ( cuối năm 2011 ) xuống còn 9,7 tỷ đồng ( cuối năm 2013 ). Tuy nhiên nợ cơ cấu và nợ tiềm ẩn rủi ro của một số khách hàng xây lắp đang gặp khó khăn sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh.
* Tình hình phân loại nợ
Theo số liệu tại Bảng 2.6 Trang 50 cho thấy kết quả phân loại nợ, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nợ cần chú ý trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh đang là 2,9%, ở mức chấp nhận so với quy định chung cũng nhƣ bình quân toàn hệ thống. Dƣ nợ thuộc nhóm II tập trung chủ yếu vào Công ty CP Sông Đà 27 chiếm 56 tỷ đồng. Đây là các doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng nặng nề của đợt suy thoái kinh tế năm 2008-2009, khả năng trả nợ gặp nhiều khó khăn, đang đƣợc sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, nên khả năng giảm tỷ lệ này của Chi nhánh là khó khăn. Ngoài ra về nguy cơ phát sinh thêm nợ xấu trong thời gian tới đối với khách hàng cho vay xây lắp
có năng lực tài chính yếu, gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ để trả nợ vay đúng cam kết.
* Xử lý nợ xấu
Theo số liệu tại Bảng 2.7 Trang 51 cho thấy số dƣ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ thời điểm năm 2013 có sự gia tăng đột biến so với các năm trƣớc. Nguyên nhân chính là do khách hàng gặp khó khăn về vốn tự có nên không tiếp tục đầu tƣ vào dự án nên nợ xấu phát sinh 50 tỷ đồng và Chi nhánh đã thực hiện xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Đến cuối năm 2013 dƣ nợ xấu là 11 tỷ đồng, không tăng so với năm 2010; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ là 0,57%, thấp hơn năm 2010 và đạt đƣợc mục tiêu ngân hàng đặt ra là dƣới 3%.
Tuy nhiên có một nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến dƣ nợ xấu của ngân hàng đó là ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lƣợng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản. Nếu tính cả số nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng thì dƣ nợ xấu cuối năm 2013 khoảng là 50 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ cuối năm 2013 sẽ ở mức 3,88%.
Về việc kiểm soát nợ xấu phát sinh đối với nợ cơ cấu và nợ tiềm ẩn rủi ro của một số khách hàng xây lắp đang gặp khó khăn là bài toán rất khó đối với Chi nhánh, hiện nay đang đƣợc theo dõi và ngân hàng phải liên tục hỗ trợ tháo gỡ.
Thực trạng hiện nay vẫn còn dƣ nợ xấu gần 10 tỷ đồng chƣa xử lý chuyển ra ngoại bảng vì thiếu điều kiện xử lý theo quy định của BIDV và chƣa có hƣớng xử lý cụ thể.
* Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Theo số liệu tại Bảng 2.8 Trang 52 cho thấy số dự phòng chung Chi
nhánh phải trích hàng năm không biến động nhiều nhƣng số dự phòng cụ thể thì tăng đột biến trong năm 2012 do các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của Chi nhánh tăng cao, số dự phòng cụ thể tăng từ 6,7 tỷ đồng lên 21,6 tỷ đồng
năm 2012 và sang năm 2013 số dự phòng cụ thể đã giảm đáng kể nhƣng vẫn ở mức cao, việc trích lập dự phòng rủi ro ngày càng cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của Chi nhánh có sự gia tăng.
Với nợ xấu hiện tại thì Chi nhánh vẫn đủ khả năng trích đủ nguồn dự phòng rủi ro. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài nhiều khoản nợ đã cơ cấu và một số khách hàng xây lắp không cải thiện đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, thì nợ xấu sẽ có nguy cơ bùng phát và dẫn đến khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nguồn để trích lập DPRR.
* Về thu hồi nợ xấu chuyển ra ngoại bảng
Theo số liệu tại Bảng 2.8 Trang 52 cho thấy dƣ nợ xấu chuyển ra ngoại bảng năm 2013 tăng 50 tỷ so với năm trƣớc, đây là khoản nợ của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh do khủng hoảng kinh tế kéo dài nên khách hàng không tiếp tục đầu tƣ vào dự án nên nợ xấu phát sinh 50 tỷ đồng không có khả năng thu hồi và để chủ động kiếm soát rủi ro nên Chi nhánh đã xử lý chuyển ra ngoại bảng. Trong các khoản nợ xấu chuyển ra ngoại bảng trên chủ yếu là nợ không có khả năng thu hồi do doanh nghiệp ngừng sản xuất, vì các khoản có khả năng thu đã đƣợc Chi nhánh thu hồi, nên hiện nay việc thu hồi hiện nay chỉ là tận thu với kết quả không đáng kể.
Nhƣ vậy, mặc dù công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tĩnh đã đƣợc chú trọng nhƣng chƣa thật sự phát huy hiệu quả cao trong việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Việc giảm nợ xấu phần lớn vẫn bằng biện pháp xử lý rủi ro, nợ nhóm 2 vẫn ở mức cao và đây là nhóm nợ rất dễ bị chuyển xuống nhóm nợ xấu. Do đó, việc tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tĩnh là rất cần thiết để đảm bảo kiểm soát tốt hơn nữa chất lƣợng tín dụng.
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 2 đã đi sâu phân tích về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh thông qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng về những mặt thành công và hạn chế của Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua luôn đạt kết quả cao thể hiện ở các chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng nhƣ nợ quá hạn, nợ xấu… Để có đƣợc kết quả đó là do thời gian qua Chi nhánh đã tuân thủ áp dụng các chiến lƣợc kinh doanh của BIDV cùng với việc sử dụng kết hợp các biện pháp phòng ngừa RRTD có hiệu quả. Tuy nhiên công tác quản lý RRTD của Chi nhánh thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: chất lƣợng thẩm định và kiểm tra vốn sau khi cho vay chƣa cao, đội ngũ cán bộ, công tác đào tạo đang còn nhiều bất cập, cách đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính, thiếu các công cụ đo lƣờng rủi ro hiệu quả, công tác xử lý nợ tồn đọng và các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro chƣa triệt để. Các hạn chế này đƣợc bắt nguồn từ cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV – CHI NHÁNH HÀ TĨNH