Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán cho phù hợp với thông lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

3.2 Nhóm giải pháp về thị trường

3.2.3 Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán cho phù hợp với thông lệ

tế

Từ những vấn đề tồn tại đã trình bày trong chương hai, hướng khắc phục trong những năm tới cần tiếp tục tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán để phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như thông lệ quốc tế, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán. Đây cũng chính là một kênh thông tin quan trọng bậc nhất đối với hoạt động định giá doanh nghiệp. Cụ thể là:

Thứ nhất, Bộ tài chính tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung của 26 Chuẩn mực kế toán và 38 Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành, hoàn chỉnh, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất do các chuẩn mực được ban hành thành 5 đợt trong 5 năm khác nhau. Những điểm chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán, kiểm toán của nước ta là do trong thời gian vừa qua chuẩn mực kế toán quốc tế đã có những thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải cập nhật đảm bảo sự nhất quán với chuẩn mực kế toán quốc tế mới nhất.

Thứ hai, Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành mới các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần thiết cho nền kinh tế (những chuẩn mực cho đến nay chúng ta chưa ban hành được) bao gồm các chuẩn mực kế toán liên quan đến ghi nhận, đánh giá, trình bày và thuyết minh về các công cụ tài chính, về giảm giá tài sản, về nông nghiệp, về thông tin phản ánh sự ảnh hưởng của thay đổi giá cả, về Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát, về phúc lợi của người lao động, ... Những năm qua có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và Báo cáo tài chính, các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (USGAAP) và các chuẩn mực lập và trình bày Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Liên minh Châu Âu đang yêu cầu tất cả các công ty

được niêm yết phải áp dụng IFRS trước năm 2005, và nhiều quốc gia ban hành chuẩn mực quốc gia của mình theo hướng gần với IFRS. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán quốc tế đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi, xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường phát triển cao, qui định cho khu vực doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi, khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán với Luật thuế và cơ chế tài chính còn mang nhiều nét đặc thù, lại đòi hỏi phải xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán không xảy ra xung đột về mặt pháp lý với những qui định trong Luật thuế và chính sách tài chính trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam không qui định các nội dung mà nền kinh tế Việt Nam chưa có hoặc chưa đạt đến trình độ tiếp cận, chưa phát sinh hoặc chưa trở thành phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, khi ban hành các chuẩn mực, Bộ tài chính chỉ nên đưa vào chuẩn mực những vấn đề chung, có tính chất bao trùm và những nội dung mà Việt Nam đã có qui định phù hợp hoặc căn bản phù hợp với nội dung của IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ tài chính sẽ từng bước nghiên cứu, công bố thêm các chuẩn mực kế toán cho phù hợp.

Thứ ba, chính phủ cần tiếp tục ban hành chuẩn mực kế toán mới, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán có quan hệ mật thiết đến chính sách tài chính hiện nay và xu hướng đổi mới chính sách tài chính. Do đó, nhà nước cần phải có định hướng, chiến lược tài chính rõ ràng làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán.

Thứ tư, căn cứ Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật, các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành, Bộ tài chính cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chế độ kế toán cho từng lĩnh vực đặc thù, cụ thể:

- Ngân hàng và bảo hiểm là các ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Từng quốc gia phải có hệ thống văn bản pháp luật riêng, đặc biệt là hệ thống kế toán để thực hiện thống nhất, để kiểm soát, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng phát triển và giúp Nhà nước quản lý toàn diện và kiểm tra, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của các lĩnh vực kinh tế đặc thù này.

- Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 1177/1996/QĐ-BTC ngày 23/12/1996 và sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 đến nay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý do khuôn khổ pháp lý mới về kế toán được thiết lập, Luật thuế và cơ chế tài chính mới được bổ sung, sửa đổi. Do vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành, Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành lại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ làm cho phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và trình độ quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về áp dụng chuẩn mực kế toán, cần xác định rõ phạm vi để hướng dẫn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo 3 loại: Vận dụng đầy đủ các chuẩn mực thông dụng (tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho, doanh thu và thu nhập khác...) không áp dụng các chuẩn mực kế toán phức tạp (như: hợp nhất kinh doanh, hợp nhất báo cáo tài chính và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, báo cáo bộ phận...), áp dụng không đầy đủ một số chuẩn mực kế toán (như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót, trình bày báo cáo tài chính...). Ngoài ra còn phải nghiên cứu, hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng cho các ngành đặc thù như dầu khí, điện lực, hàng không, xây lắp, chế độ kế toán hộ kinh doanh cá thể, tổ chức và văn phòng đại diện nước ngoài... nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Thứ năm, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kế toán, hoạt động kiểm toán và làm lành mạnh hoá thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân, trong thời gian sớm nhất, Bộ Tài chính cần ban hành ngay “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán” để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và cá nhân hành nghề kế toán. Quy chế này cần được nghiên cứu, ban hành trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng đối với các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính trong quá khứ mới ban hành cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Thứ sáu, về việc hành nghề kế toán ở Việt Nam mới chính thức có từ khi có Luật kế toán năm 2003. Đến nay Bộ tài chính mới cấp được 49 Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chúng ta vẫn chưa ban hành được qui chế quản lý họ. Do đó trong thời gian tới Bộ Tài chính phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành “Qui chế quản lý hành nghề kế toán” làm cơ sở kiểm soát người hành nghề kế toán, đào tạo, bồi dưỡng cũng như công khai danh sách kế toán viên hành nghề để doanh nghiệp lựa chọn tốt nhất.

Thứ bảy, hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có 15 năm nay nhưng văn bản pháp luật cao nhất đến nay chỉ có là Nghị định của Chính phủ. Do đó chính phủ cần ban hành Luật Kiểm toán độc lập nhằm nâng cao địa vị pháp lý của hoạt động này cũng như luật hoá các qui định về quản lý Nhà nước đối với cá nhân kiểm toán viên, công ty kiểm toán, đối tượng kiểm toán và người sử dụng thông tin tài chính đã được kiểm toán. Luật kiểm toán độc lập cũng sẽ xác lập vai trò của tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong việc tham gia quản lý hoạt động nghề nghiệp này phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng đến mục tiêu được quốc tế thừa nhận về dịch vụ kiểm toán Việt Nam.

lý hành nghề kế toán, kiểm toán từ cơ quan Nhà nước sang cho các tổ chức nghề nghiệp. Các tổ chức nghề nghiệp đã có như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, phải thực sự là tổ chức độc lập và tự quản, mang tính nghề nghiệp cao, phải có uy tín và danh tiếng để thu hút hội viên đẳng cấp nghề nghiệp cao hướng đến mục tiêu ngang tầm khu vực và quốc tế.

Tóm lại, khi thế giới chúng ta đang ngày càng thu hẹp lại, các giao dịch xuyên quốc gia đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ hơn, tất cả các quốc gia đang tìm cách hoà hợp các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước với các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, việc hoàn thiện chế độ kế toán kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp được dễ dàng và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)