Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của
3.2.1. Thực trạng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng nhà ở
Các dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị đều có quy hoạch cụ thể và được cấp phép đầu tư xây dựng trên cơ sở
áp dụng các quyết định, nghị định của Chính phủ, các bộ và Luật của Quốc hội để làm căn cứ trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng như nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng về nhà ở một cách tối đa như:
- Luật Doanh nghiệp 2015; - Luật Nhà ở năm 2014; - Luật Đầu tư năm 2014; - Luật Xây dựng năm 2014; - Luật Kinh doanh bất động sản.
Hình 3.7. Quản trị chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn:HUD)
Bên cạnh đó, để đảm bảo đưa hoạt động kinh doanh của HUD phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững
và kiểm soát được chất lượng sản phẩm, HUD đã thực hiện theo chính sách quản trị chất lượng xây dựng cho từng dự án trên cơ sở công tác quản lý chất lượng sẽ theo các giai đoạn của dự án xây dựng (khái quát ở hình 3.7).
Các công trình xây dựng phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa vào khai thác và sử dụng. Bên cạnh đó, sau khi đã đưa vào sử dụng, các công trình xây dựng đều được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Công tác bảo trì bao gồm các cấp độ: duy tu, bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ; sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty về chất lượng sản phẩm nhà ở
TT Câu hỏi khảo sát về chất lượng sản phẩm nhà
ở Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn I Chất lượng sản phẩm nhà ở 3,62 - 1.1
Diện tích căn nhà đáp ứng được các nhu cầu không gian tối thiểu (phòng khách - ăn - ngủ - vệ sinh);
3,91 0,81
1.2
Vật liệu xây dựng, trang thiết bị, tiện nghi trong nhà (điện, nước, vệ sinh, gạch nền, bếp, điều hòa,...) phù hợp;
3,67 0,95
1.3 Căn nhà có chất lượng xây dựng tốt, tường
không bị nứt, trần không bị thấm; 3,10 0,99
1.4
Căn nhà có thiết kế các phòng hợp lý, đảm bảo về thông gió, chiếu sáng và có tính đến các yếu tố phong thủy;
3,84 0,88
1.5 Kiến trúc bên ngoài của căn nhà phù hợp. 3,60 0,93
Thực tế điều tra cho thấy, khách hàng khá hài lòng về chất lượng nhà ở, giá trị trung bình của nhân tố này đưa về là 3,62 với giá trị trung bình các thang đo đều trên 3,60 với độ lệch chuẩn từ 0,81 đến 0,95 (chi tiết xem bảng 3.3). Đặc biệt về diện tích và công năng sử dụng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình với mức đánh giá cao 3,91 với độ lệch chỉ 0,81 và tiêu chí “Căn nhà có thiết kế các phòng hợp lý, đảm bảo về thông gió, chiếu sáng và có tính đến các yếu tố phong thủy” được đánh giá ở mức khác cao 3,84 với độ lệch chỉ 0,88. Điều này có được là do sự thấu hiểu tâm lý khách hàng của đội ngũ ban lãnh đạo HUD và các nhà quản trị cũng rất quan tâm đến yếu tố phong thủy nên đã chỉ đạo sát sao ngay từ khi lựa chọn đầu tư và trong suốt quá trình thiết kế các dự án.
Song cũng cần lưu ý ở biến quan sát “Nhà ở có chất lượng xây dựng tốt, tường không bị nứt, trần không bị thấm” thì điểm trung bình là 3,10 điểm - tương đối thấp so với mặt bằng chung các biến quan sát khác trong cùng một nhân tố. Mặc dù 3,10 điểm vẫn được xem là ở mức an toàn, nhưng độ lệch chuẩn lớn 0,99, điều này cho thấy rằng người dân vẫn còn nhiều băn khoăn khi chưa thực sự đánh giá cao chất lượng xây dựng của căn nhà họ đang sinh sống. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng vì khách hàng bị thiếu thông tin và thiếu tính liên kết giữa chủ đầu tư và khách hàng trong quá trình sử dụng mà nguyên nhân sâu xa là do chủ đầu tư chưa chủ động liên hệ với khách hàng sau khâu bán hàng.