2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại MB
Với định hướng “tăng trưởng hợp lý, an toàn và hiệu quả”, trong suốt 3 năm 2009 - 2011, MB đã thành công trong công tác QT RRTD. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm mạnh so với năm 2009, Năm 2011, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn và tỷ trọng nợ xấu tăng so với năm năm 2010 nhưng tỷ lệ Nợ xấu được kiểm soát và luôn thấp hơn 2% và thấp hơn so với bình quân ngành
(3,39%). Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác QT RRTD của MB. Bảng 2.4 : Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của MB giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu ( tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 29,588 48,797 59,045 Nợ quá hạn 1,286 1,239 3,341 Tỷ trọng nợ quá hạn 4.35% 2.54% 5.66%
Nợ xấu 467 613 936
Tỷ trọng nợ xấu 1.58% 1.26% 1.59%
Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB năm 2009 - 2011
Chất lượng nợ vay: Tại MB, việc phân loại nợ thực hiện căn cứ Điều 7/ Quyết định 493/QĐ-NHNN, theo đó nợ quá hạn MB chủ yếu tập trung nhóm nợ cần chú ý chiếm 4,07% tổng dư nợ năm 2011. Nợ có khả năng mất vốn năm 2011 có sự gia tăng so với năm trước. Nợ xấu hiện tại chủ yếu tập trung ở một số lượng KH đã phát sinh từ 2010 chưa giải quyết xong. Các khoản nợ xấu này MB đang tiếp tục xử lý và bán nợ cho MB AMC. Số lượng nợ quá hạn tập trung khoảng 77% là KH cá nhân, tuy nhiên dư nợ quá hạn DN chiếm gần 90%.
Bảng 2.5 : Phân loại nợ MB qua các năm ( 2009 – 2011)
Nhóm nợ ( tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhóm 1 25,778 44,043 54,766 Nhóm 2 818 626 2,405 Nhóm 3 213 125 305 Nhóm 4 77 71 111 Nhóm 5 177 417 520 Tổng dư nợ 29,588 48,797 59,045
Đặc điểm các khoản quá hạn cá nhân là nợ gốc + lãi phân kỳ nên số tiền chuyển quá hạn không lớn. Tuy nhiên lại liên tục phát sinh sau khi đã xử lý, thu hồi được phần nợ quá hạn kỳ trước. Nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu từ công tác thẩm định TD chưa đạt yêu cầu, chưa đánh giá đúng nguồn thu nhập của KH cũng như chưa kiểm soát mục đích sử dụng vốn trong khi bản chất tài chính KH yếu kém. Ngoài ra đối với một số KH vay có dấu hiệu lừa đảo như thổi phồng các khoản thu nhập cá nhân để chứng minh năng lực tài chính, thường không hợp tác trong việc thanh toán nợ gây nhiều khó khăn cho Bộ phận xử lý nợ.
Việc tồn đọng khoản nợ quá hạn kéo dài của các KH tổ chức xuất phát từ việc thẩm định thiếu chính xác nguồn trả nợ của phương án kinh doanh đầu ra KH cũng như các phương án trả nợ dự phòng. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã có tác động mạnh và làm suy giảm khả năng trả nợ của nhiều KH. Ngoài ra những rủi ro tất yếu không thể tránh khỏi trong hoạt động TD là nguyên nhân khiến việc kiểm soát chất lượng TD khó dự đoán.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, khi NH tiến hành khởi kiện ra Toà án để thu hồi nợ, thời gian từ giai đoạn khởi kiện đến ngày thi hành án thực tế từ 2 đến 4 năm. Trong khoản thời gian này NH thường mất nhiều thời gian công sức để theo đuổi vụ kiện. Ngoài ra xuất phát từ phong tục tập quán của người Á Đông luôn coi trọng tình cảm (trọng tình không trọng lý). Đồng thời xã hội VN thường xem những vụ kiện ra toà giữa NH và KH là sự kiện quan trọng (được thông tin trên báo chí và truyền hình) gây ảnh hưởng đến uy tín của NH khởi kiện. MB là NH có nguồn gốc từ quân đội nên càng thận trọng trong việc áp dụng hình thức khởi kiện. Từ những cách nghĩ và vướng mắc thực tế MB chưa từng sử dụng con đường tố tụng mà thường mất rất nhiều thời gian, công sức trong việc “bám theo” KH để thu hồi nợ.
Với kết quả nêu trên, có thể kết luận toàn hệ thống NH TMCP Quân Đội đã quản trị tốt chất lượng TD, dư nợ vay quá hạn luôn trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN. Kết quả này được đánh giá phù hợp với chính sách TD
thận trọng cũng như định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn do lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu hoạt động của các NH năm 2009 và 2010
Hình 2.2 So sánh chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ Nợ quá hạn một số NH
Nguồn: Báo cáo Tài chính và Báo cáo Thường niên các Ngân hàng MB là một trong các NH được đánh giá có tốc độ tăng trưởng về quy
mô hoạt động nhanh, đứng thứ 3 trong 5 NH so sánh (sau Eximbank và Techcombank). Về công tác quản trị rủi ro, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn của MB khá cao so với các NH hàng đầu trong khối cổ phần (đứng thứ 2/5), tuy nhiên nợ nhóm 2 chiếm 51%. Nhìn chung dư nợ TD MB trong Tổng tài sản vẫn ở mức trung bình so với các NH cổ phần lớn khác nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại khá cao cho thấy MB cần phát huy tốt hơn nữa công tác quản trị rủi Chỉ tiêu
(tỷ đồng)
2009 2010
MB ACB EIB STB TCB MB ACB EIB STB TCB TTS 69.00 167.7 65.48 98.474 92.58 109.62 205.1 131.1 141.7 150.29 TDN 29.58 62.35 38.38 55.497 42.09 48.797 87.19 62.34 77.48 52.928 Nợ QH 1.286 619 935 488 2.748 1.239 502 1.127 434 2.831 NQH/TDN 4,3% 1% 2,4% 0,88% 6,5% 2,5% 0,6% 1,8% 0,56% 5,3% TDN/TTS 42,9% 37,2 58,6% 56,4% 45,5% 44,5% 42,5% 47,6% 54,6% 35,2%