Châu
Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu thông tin kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và cần thiết. Kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không chỉ đƣợc sự quan tâm của bản thân doanh nghiệp mà còn đƣợc sự quan tâm của các cơ quan cấp trên, các đối tác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp… Những thông tin này đƣợc coi là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc ra quyết định của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý, đầu tƣ, tín dụng...
Phân tích tài chính là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để ra quyết định quản lý tài chính.
Phân tích tài chính là sự phân chia các chỉ tiêu tài chính thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng các phƣơng pháp đặc thù làm sáng tỏ bản chất của hoạt động tài chính gắn với điều kiện cụ thể và tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Thực chất phân tích hoạt động tài chính thƣờng thông qua hệ thống các phƣơng pháp phân tích nhằm để đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng. Trên cơ cở thông tin thu đƣợc từ việc phân tích tài chính là căn cứ để đƣa ra các quyết định trong tƣơng lai cho các đối tƣợng nhƣ chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc, cán bộ công nhân viên…
Do vậy, nhu cầu về sử dụng thông tin từ phân tích tài chính của doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú gắn với các điều kiện cụ thể và lợi ích khác nhau. Trên cơ sở thông tin thu đƣợc từ việc phân tích tài chính là căn cứ để đƣa ra
các quyết định trong tƣơng lai. Có nhiều đối tƣợng quan tâm và sử dụng thông tin từ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo những mục tiêu khác nhau. Chủ thể doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tình hình tài chính để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và các rủi ro có thể xảy ra. Trên cơ sở đó hƣớng các quyết định của Ban Lãnh đạo phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ dự đoán tài chính, kế hoạch cung ứng vật tƣ, kế hoạch huy động vốn. Phân tích tài chính còn là cơ sở để cho các chủ thể kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tƣ nhƣ cổ đông, các Công ty góp vốn liên doanh cần phải nắm chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định đầu tƣ cho phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và phát triển vốn của mình. Đối với các đối tƣợng cho vay nhƣ ngân hàng, Công ty tài chính, phân tích tài chính là cơ sở khoa học để đƣa ra quyết định cho vay một cách phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và tránh rủi ro cho các tổ chức tín dụng...
Cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về tính ổn định và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Họ cũng quan tâm đến các thông tin có thể giúp họ đánh giá khả năng chi trả lƣơng, trợ cấp hƣu trí, các loại quỹ phúc lợi, khen thƣởng liên quan đến lợi ích của bản thân họ.
Các nhà cung cấp và các đối tƣợng khác quan tâm đến các thông tin có khả năng giúp họ xem xét những khoản tiền mà doanh nghiệp nợ họ có khả năng đƣợc hoàn trả đúng hạn không.
Nhƣ vậy, nhu cầu thông tin trong quản lý là rất lớn, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nhu cầu thông tin càng trở nên cấp thiết, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức gay gắt đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong xử lý các tình huống kinh doanh. Do đó, các nhà quản lý cần phải nhận đƣợc các thông tin không chỉ trong bản thân doanh nghiệp mà cả của các doanh nghiệp khác một cách chính xác và đầy đủ.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nƣớc hiện nay, Công ty TNHH Tâm Châu cũng không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh,
65
xây dựng thƣơng hiệu và bảo vệ uy tín, không ngừng mở rộng quy mô và hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Với những mục tiêu và định hƣớng phát triển nhƣ trên yêu cầu Công ty phải có nhiều biện pháp và chú trọng hơn đến công tác phân tích tài chính. Chính vì vậy, công tác phân tích tài chính của Công ty TNHH Tâm Châu cũng cần phải hoàn thiện để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thời đại mới.
Hiện nay, công tác phân tích tài chính của Công ty đã phần nào cung cấp những thông tin nhất định cho các đối tƣợng quan tâm. Tuy nhiên, những thông tin phân tích đƣợc cung cấp này chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng hiện nay. Công ty chƣa có hệ thống chỉ tiêu chung cho phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, chỉ tiêu phân tích còn sơ sài và mang tính hình thức. Do đó, quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp cũng nhƣ cho các đối tƣợng quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn còn những sai lệch.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
3.3.1. Chú trọng công tác phân tích tài chính, đổi mới nhận thức của Ban Lãnh đạo Công ty về vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính đạo Công ty về vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính
Có thể nói đổi mới nhận thức của Ban Lãnh đạo Công ty về vai trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính đƣợc xem là điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính.
Trên cơ sở đó, ngoài việc thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế; Ban Lãnh đạo Công ty cần quán triệt các quan điểm và phƣơng hƣớng sau đối với hoạt động phân tích tài chính:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp với cơ chế mới và điều kiện mới của nền kinh tế;
- Đề ra mục tiêu phân tích rõ ràng, chuẩn xác;
- Bổ sung các căn cứ phân tích còn thiếu song rất quan trọng là chỉ tiêu tài chính mục tiêu;
- Hoàn thiện nội dung phân tích trên tất cả các mặt, áp dụng các phƣơng pháp phân tích đảm bảo thực sự khoa học và đa dạng;
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ, phù hợp và linh hoạt:
+ Tính đồng bộ đầy đủ thể hiện ở việc tất cả các chỉ tiêu phải đƣợc tính toán và phân tích cụ thể, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng sử dụng thông tin.
+ Sự phù hợp thể hiện ở việc hệ thống chỉ tiêu phân tích phải ăn khớp với quy chế quản lý tài chính đã ban hành của Nhà nƣớc và của Công ty.
+ Con số thiết thực và hữu ích là việc đƣa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với đặc điểm của Công ty, hệ thống chỉ tiêu đó xuất phát từ thực tế quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt, hệ thống các chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nƣớc và quốc tế để cung cấp thông tin và thu hút sự đầu tƣ của các đối tác trong và nƣớc ngoài.
- Quy trình phân tích đầy đủ, logic và linh hoạt;
- Công tác phân tích tài chính phải đƣợc coi là một hoạt động thƣờng xuyên, là công tác không thể thiếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính phải đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp, thống nhất giữa các phòng, ban và bộ phận khác trong doanh nghiệp.
- Công tác phân tích tài chính cuối cùng cũng là công cụ giúp đối tƣợng sử dụng đƣa ra quyết định quản trị tối ƣu. Vì vậy, phân tích tài chính đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều nguồn thông tin: thông tin về chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế…; thông tin về hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thông tin về thị trƣờng, về ngành kinh doanh, về bạn hàng và xu thế kinh tế…; thông tin về các nguồn lực hiện có và tiềm năng…; các thông tin về kế hoạch chiến lƣợc…
Nhƣ vậy, việc phân tích tài chính phải có sự phối kết hợp của rất nhiều bộ phận, phòng ban trong Công ty để đảm bảo nguồn thông tin cung cấp là đồng bộ và
67
chính xác. Chỉ khi nào thực hiện đƣợc điều đó thì kết quả phân tích mới thực sự đem lại hiệu quả cho việc dự báo, lập kế hoạch và ra quyết định quản trị tối ƣu.
3.3.2. Hoàn thiện mục tiêu phân tích tài chính
Công ty chƣa đặt ra mục tiêu phân tích tài chính cụ thể nên chƣa có đƣợc cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính, chƣa nhận dạng đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy, để hoàn thiện mục tiêu phân tích tài chính, Công ty cần đề ra mục tiêu phân tích tài chính là:
* Nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí sau:
- Hiệu quả tài chính (khả năng sinh lợi và khả năng quản lý tài sản). - Rủi ro tài chính (khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ).
- Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính (cân đối tài chính, các đòn bẩy tài chính và đẳng thức Du Pont).
* Tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó. * Đề xuất giải pháp cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp.
Việc xác định tầm quan trọng của mục tiêu phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả:
- Sẽ có mục tiêu hƣớng tới, có cơ sở để so sánh, nhận định vị thế tài chính của Công ty.
- Nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của Công ty. - Đề ra mục tiêu kinh doanh dài hạn và quyết định đầu tƣ đúng đắn.
- Cải thiện vị thế tài chính của Công ty, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.3.3. Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính
3.3.3.1. Nguồn thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp
* Nguồn thông tin bên ngoài
- Tích cực cập nhật các thông tin về đặc điểm kinh doanh, xu hƣớng phát triển của ngành, về môi trƣờng kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế..., hiểu biết về luật pháp, về xu thế biến động của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế.
- Thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc về công tác kế toán.
* Nguồn thông tin bên trong nội bộ doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính đƣợc coi là tài liệu quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Để việc phân tích đƣợc chính xác giúp cho nhà quản lý và các đối tƣợng quan tâm khác có đƣợc quyết định hiệu quả thì các thông tin đƣợc xem xét trên báo cáo tài chính phải thoả mãn những tiêu chuẩn nhất định để đƣợc đánh giá hữu ích.
- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thông tin kế toán là hữu ích đối với ngƣời sử dụng nó khi nó có đƣợc bốn tính chất định tính cơ bản nhất là: dễ hiểu nhất, phù hợp, đáng tin cậy và so sánh đƣợc.
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho ngƣời sử dụng có thể đọc, phân tích và đánh giá về quy mô, cơ cấu tài sản, năng lực sản xuất, trình độ tổ chức, quay vòng vốn và sử dụng tài sản, tình hình về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính doanh nghiệp…
Để đạt đƣợc những ý nghĩa này, các yếu tố trên bảng cân đối kế toán phải đƣợc ghi nhận theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, việc trình bày các yếu tố đảm bảo tính khoa học, hợp lý. Do đó cách trình bày các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nên đƣợc sắp xếp lại một cách nhất quán nhằm cung cấp thông tin phân tích tài chính, cụ thể nhƣ sau:
69
Các khoản mục tài sản nên đƣợc trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Nhƣ vậy, khoản mục „„Đầu tƣ tài chính dài hạn” nên đƣợc sắp xếp lên trên mục “Tài sản cố định”. Khoản mục này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán đầu tƣ dài hạn. Chứng khoán dài hạn là công cụ huy động vốn với kỳ hạn thanh toán trên một năm. Tuy nhiên, các chứng khoán này có thể bán đƣợc trên thị trƣờng chứng khoán khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, bán tài sản cố định thu khó hơn nhiều nên khả năng chuyển đổi thành tiền của các chứng khoán dài hạn vẫn cao hơn so với tài sản cố định. Cụ thể nhƣ sau:
Kết cấu khoản mục đang sử dụng Kết cấu thay đổi lại
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn II. Tài sản cố định
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Chỉ tiêu chi phí lãi vay: Công ty đã cung cấp chỉ tiêu này trong báo cáo ngay trong phần chi phí tài chính. Tuy nhiên, để làm rõ bản chất của chỉ tiêu này là một khoản giảm trừ thuế thu nhập của doanh nghiệp khoản mục này nên chuyển xuống sau khoản mục tổng hợp lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi vay.
+ Bổ sung chỉ tiêu khấu hao: Khấu hao là sự khấu hao vào doanh thu hàng năm nhằm 2 mục đích:
Để phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định vào quá trình sản xuất nhằm tập hợp chi phí tinh toán giá vốn từ đó xác định đƣợc lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp, với mục đích này khấu hao là một khoản chi của doanh nghiệp. Nhƣng đây là một khoản chi phí tiền và có tính quy ƣớc.
Mỗi năm trừ vào doanh thu một ít để thu hồi lại từng phần vốn đầu tƣ ban đầu vào TSCĐ. Với mục đích này, khấu hao là một khoản thu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, khấu hao chƣa đƣợc tách ra khỏi mục giá vốn hàng bán nên việc phân tích sơ đồ Du Pont còn một số chỉ tiêu chƣa hoàn chỉnh đƣợc. Nhƣ vậy, mục “Giá vốn hàng
bán” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nên tách ra thành 2 chỉ tiêu: “Giá vốn hàng bán không kể khấu hao” và “khấu hao”.
+ 02 chỉ tiêu: Lãi ròng cổ đông đại chúng và lợi nhuận giữ lại: Hai chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm lớn đối với cổ đông đại chúng khi Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần. Ngoài ra, để phân tích đƣợc tốc độ tăng trƣởng nội tại và tốc độ tăng trƣởng bền vững của Công ty thì chi tiêu lợi nhuận giữ lại cũng không thể thiếu. Vì vậy khi tiến hành cổ phần hoá hai chỉ tiêu này Công ty cần đƣa vào báo cáo.
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh hoàn thiện lại Báo cáo kết quả kinh
doanh đang sử dụng
Báo cáo kết quả kinh doanh hoàn thiện lại
Năm 2011