Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 77 - 81)

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty

3.3.3. Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính

3.3.3.1. Nguồn thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp

* Nguồn thông tin bên ngoài

- Tích cực cập nhật các thông tin về đặc điểm kinh doanh, xu hƣớng phát triển của ngành, về môi trƣờng kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế..., hiểu biết về luật pháp, về xu thế biến động của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế.

- Thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc về công tác kế toán.

* Nguồn thông tin bên trong nội bộ doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính đƣợc coi là tài liệu quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Để việc phân tích đƣợc chính xác giúp cho nhà quản lý và các đối tƣợng quan tâm khác có đƣợc quyết định hiệu quả thì các thông tin đƣợc xem xét trên báo cáo tài chính phải thoả mãn những tiêu chuẩn nhất định để đƣợc đánh giá hữu ích.

- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thông tin kế toán là hữu ích đối với ngƣời sử dụng nó khi nó có đƣợc bốn tính chất định tính cơ bản nhất là: dễ hiểu nhất, phù hợp, đáng tin cậy và so sánh đƣợc.

- Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho ngƣời sử dụng có thể đọc, phân tích và đánh giá về quy mô, cơ cấu tài sản, năng lực sản xuất, trình độ tổ chức, quay vòng vốn và sử dụng tài sản, tình hình về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính doanh nghiệp…

Để đạt đƣợc những ý nghĩa này, các yếu tố trên bảng cân đối kế toán phải đƣợc ghi nhận theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, việc trình bày các yếu tố đảm bảo tính khoa học, hợp lý. Do đó cách trình bày các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nên đƣợc sắp xếp lại một cách nhất quán nhằm cung cấp thông tin phân tích tài chính, cụ thể nhƣ sau:

69

Các khoản mục tài sản nên đƣợc trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Nhƣ vậy, khoản mục „„Đầu tƣ tài chính dài hạn” nên đƣợc sắp xếp lên trên mục “Tài sản cố định”. Khoản mục này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán đầu tƣ dài hạn. Chứng khoán dài hạn là công cụ huy động vốn với kỳ hạn thanh toán trên một năm. Tuy nhiên, các chứng khoán này có thể bán đƣợc trên thị trƣờng chứng khoán khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, bán tài sản cố định thu khó hơn nhiều nên khả năng chuyển đổi thành tiền của các chứng khoán dài hạn vẫn cao hơn so với tài sản cố định. Cụ thể nhƣ sau:

Kết cấu khoản mục đang sử dụng Kết cấu thay đổi lại

B. Tài sản dài hạn

I. Tài sản cố định

II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn

B. Tài sản dài hạn

I. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn II. Tài sản cố định

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Chỉ tiêu chi phí lãi vay: Công ty đã cung cấp chỉ tiêu này trong báo cáo ngay trong phần chi phí tài chính. Tuy nhiên, để làm rõ bản chất của chỉ tiêu này là một khoản giảm trừ thuế thu nhập của doanh nghiệp khoản mục này nên chuyển xuống sau khoản mục tổng hợp lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi vay.

+ Bổ sung chỉ tiêu khấu hao: Khấu hao là sự khấu hao vào doanh thu hàng năm nhằm 2 mục đích:

Để phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định vào quá trình sản xuất nhằm tập hợp chi phí tinh toán giá vốn từ đó xác định đƣợc lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp, với mục đích này khấu hao là một khoản chi của doanh nghiệp. Nhƣng đây là một khoản chi phí tiền và có tính quy ƣớc.

Mỗi năm trừ vào doanh thu một ít để thu hồi lại từng phần vốn đầu tƣ ban đầu vào TSCĐ. Với mục đích này, khấu hao là một khoản thu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, khấu hao chƣa đƣợc tách ra khỏi mục giá vốn hàng bán nên việc phân tích sơ đồ Du Pont còn một số chỉ tiêu chƣa hoàn chỉnh đƣợc. Nhƣ vậy, mục “Giá vốn hàng

bán” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nên tách ra thành 2 chỉ tiêu: “Giá vốn hàng bán không kể khấu hao” và “khấu hao”.

+ 02 chỉ tiêu: Lãi ròng cổ đông đại chúng và lợi nhuận giữ lại: Hai chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm lớn đối với cổ đông đại chúng khi Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần. Ngoài ra, để phân tích đƣợc tốc độ tăng trƣởng nội tại và tốc độ tăng trƣởng bền vững của Công ty thì chi tiêu lợi nhuận giữ lại cũng không thể thiếu. Vì vậy khi tiến hành cổ phần hoá hai chỉ tiêu này Công ty cần đƣa vào báo cáo.

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh hoàn thiện lại Báo cáo kết quả kinh

doanh đang sử dụng

Báo cáo kết quả kinh doanh hoàn thiện lại

Năm 2011 (Triệu đồng)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 11. Thu nhập khác 12. Chi phi khác 13. Lợi nhuận khác 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần

4. Giá vốn hàng bán không kể khấu hao

- Khấu hao (*) 5. Lợi nhuận gộp

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thần từ hoạt động KD 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 438,981 10,723 428,258 277,335 30,815 120,108 75 0 28,714 13,500 77,969 0 0

71

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế

15. Thuế thu nhập doanh nghiệp

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

Sử dụng mẫu nhƣ hiện tại không đủ thông tin để phân tích lá chắn thuế từ việc sử dụng lãi vay, tính khấu hao; khả năng thanh toán lãi vay; không đủ thông tin để phân tích tăng trƣởng của doanh nghiệp.

13. Lợi nhuận khác

14. Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi vay

15. Chi phí lãi vay (**) 16. Lợi nhuận trƣớc thuế 17. Thuế thu nhập doanh nghiệp

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN (*)

19. Tổng cổ tức đại chúng (*) 20. Lợi nhuận giữ lại (*) Dễ dàng phân tích các chỉ tiêu:

- Lá chắn thuế

- Khả năng thanh toán lãi vay - Phân tích tăng trƣởng của doanh nghiệp. 0 77,969 32,416 45,553 456 45,097

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

- Bổ sung báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập (Income statement) là một báo báo tài chính ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ tài chính. Tuy nhiên để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích thì rất cần thiết phải bổ sung báo cáo này. Việc sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định vốn đầu tƣ và sử dụng những đòn bẩy... mà hầu nhƣ các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chƣa rõ ràng. Do vậy, Công ty nên đƣa báo cáo thu nhập vào hệ thống báo cáo tài chính:

Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà Công ty tạo ra và các khoản chi phí mà Công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của mình.

3.3.3.2. Các căn cứ khác

Việc hoạch định chính sách tài trợ, chính sách đầu tƣ trong thời gian tới là rất quan trọng từ đó Công ty đƣa ra chính sách cấu trúc vốn phù hợp. Bên cạnh đó, Công ty cần cập nhật thƣờng xuyên các chỉ tiêu tài chính mục tiêu.

Hoàn thiện căn cứ phân tích, kết quả thu đƣợc sẽ là:

- Hệ thống các căn cứ phân tích đầy đủ và chuẩn xác giúp cho nội dung phân tích hoàn thiện, đƣa ra các kết quả phân tích chính xác tạo niềm tin cho các khách hàng, các nhà đầu tƣ và những ngƣời quan tâm đến Công ty;

- Chỉ tiêu tài chính mục tiêu làm cơ sở để so sánh, cho thấy rõ tình hình tài chính của Công ty có lành mạnh hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)