Chú trọng công tác phân tích tài chính, đổi mới nhận thức của Ban lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 74 - 76)

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty

3.3.1. Chú trọng công tác phân tích tài chính, đổi mới nhận thức của Ban lãnh

đạo Công ty về vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính

Có thể nói đổi mới nhận thức của Ban Lãnh đạo Công ty về vai trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính đƣợc xem là điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính.

Trên cơ sở đó, ngoài việc thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế; Ban Lãnh đạo Công ty cần quán triệt các quan điểm và phƣơng hƣớng sau đối với hoạt động phân tích tài chính:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp với cơ chế mới và điều kiện mới của nền kinh tế;

- Đề ra mục tiêu phân tích rõ ràng, chuẩn xác;

- Bổ sung các căn cứ phân tích còn thiếu song rất quan trọng là chỉ tiêu tài chính mục tiêu;

- Hoàn thiện nội dung phân tích trên tất cả các mặt, áp dụng các phƣơng pháp phân tích đảm bảo thực sự khoa học và đa dạng;

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ, phù hợp và linh hoạt:

+ Tính đồng bộ đầy đủ thể hiện ở việc tất cả các chỉ tiêu phải đƣợc tính toán và phân tích cụ thể, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng sử dụng thông tin.

+ Sự phù hợp thể hiện ở việc hệ thống chỉ tiêu phân tích phải ăn khớp với quy chế quản lý tài chính đã ban hành của Nhà nƣớc và của Công ty.

+ Con số thiết thực và hữu ích là việc đƣa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với đặc điểm của Công ty, hệ thống chỉ tiêu đó xuất phát từ thực tế quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt, hệ thống các chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nƣớc và quốc tế để cung cấp thông tin và thu hút sự đầu tƣ của các đối tác trong và nƣớc ngoài.

- Quy trình phân tích đầy đủ, logic và linh hoạt;

- Công tác phân tích tài chính phải đƣợc coi là một hoạt động thƣờng xuyên, là công tác không thể thiếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính phải đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp, thống nhất giữa các phòng, ban và bộ phận khác trong doanh nghiệp.

- Công tác phân tích tài chính cuối cùng cũng là công cụ giúp đối tƣợng sử dụng đƣa ra quyết định quản trị tối ƣu. Vì vậy, phân tích tài chính đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều nguồn thông tin: thông tin về chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế…; thông tin về hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thông tin về thị trƣờng, về ngành kinh doanh, về bạn hàng và xu thế kinh tế…; thông tin về các nguồn lực hiện có và tiềm năng…; các thông tin về kế hoạch chiến lƣợc…

Nhƣ vậy, việc phân tích tài chính phải có sự phối kết hợp của rất nhiều bộ phận, phòng ban trong Công ty để đảm bảo nguồn thông tin cung cấp là đồng bộ và

67

chính xác. Chỉ khi nào thực hiện đƣợc điều đó thì kết quả phân tích mới thực sự đem lại hiệu quả cho việc dự báo, lập kế hoạch và ra quyết định quản trị tối ƣu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)