Đối với hội sở chính BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 106 - 117)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.3. Kiến nghị

3.3.3. Đối với hội sở chính BIDV

Năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng phụ thuộc rất lớn vào năng lực cạnh tranh của hệ thống BIDV. Do đó trong thời gian tới BIDV cần nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chính sách sản phẩm,... để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, đồng thời có điều kiện hỗ trợ các chi nhánh trực thuộc trong việc cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Cụ thể :

- Dự báo chính xác diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới để xây dựng chiến lƣợc phát triển của hệ thống phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Với xu hƣớng tập trung quyền lực về hội sở chính nhƣ hiện nay thì việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo và cán bộ các phòng ban tại hội sở chính là hết sức cần thiết và có tính quyết định đến sự thành bại của cả hệ thống BIDV.

- Hoàn thiện quy chế quản trị điều hành, tạo sự thống nhất cao trong tƣ tƣởng và hành động của cán bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng trên cơ sở phân cấp uỷ quyền phán quyết phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và quy mô, hiệu quả của từng chi nhánh.

- Phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển công nghệ ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các phần mềm ứng dụng để khai thác tối đa các trang thiết bị hiện có và mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích nhất.

- Tích cực quảng bá thƣơng hiệu BIDV đến với công chúng qua các kênh nhƣ : báo viết, báo mạng, nhất là các game show hoặc các mục dạy về ý thức tham gia giao thông, mục sống đẹp, các sự kiện thể thao trên truyền hình, để nhiều ngƣời biết đến BIDV hơn.

- Tăng cƣờng hợp tác với các ngân hàng lớn trên thế giới nhƣ JP Morgan Chase, HSBC, ANZ để đƣợc hỗ trợ về vốn, công nghệ và học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm quản trị điều hành.

KẾT LUẬN

Với mục đích đặt ra của đề tài là : đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm Đồng , qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm Đồng trong việc cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

Điểm mạnh

Thứ nhất, với bề dày lịch sử 36 năm hình thành và phát triển đã giúp

cho BIDV Lâm Đồng tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, có nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng.

Thứ hai, BIDV Lâm Đồng có nguồn vốn tƣơng đối dồi dào và bền vững. Thanh khoản của BIDV Lâm Đồng luôn đảm bảo, kể cả những thời điểm thị trƣờng vốn có nhiều diễn biến phức tạp, một số NHTM thiếu hụt vốn trầm trọng.

Thứ ba, BIDV Lâm Đồng có một đội ngũ nhân viên đông đảo, đa số

đƣợc đào tạo bài bản, có nền tảng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Thứ tư, Với mạng lƣới hoạt động rộng, cùng với uy tín và thƣơng hiệu

của mình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Lâm Đồng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng.

Thứ năm, BIDV Lâm Đồng đƣợc thừa hƣởng một danh mục sản phẩm

dịch vụ khá đa dạng, phong phú từ hội sở chính BIDV, trong đó sản phẩm bảo lãnh và phái sinh hàng hóa là lợi thế cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng so với các NHTM trên địa bàn.

Điểm yếu

Thứ nhất, mặc dù có quy mô huy động vốn và dƣ nợ lớn nhƣng lợi

nhuận của BIDV lâm Đồng lại không hoàn toàn tƣơng ứng với quy mô. Tỷ lệ nợ xấu lớn và thƣờng cao hơn các NHTM trên địa bàn.

Thứ hai, thời điểm đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị hiện đại của BIDV

Lâm Đồng thƣờng trễ hơn các NHTM khác.

Thứ ba, chi nhánh chƣa chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao.

Thứ tư, khả năng chịu đựng áp lực công việc của đội ngũ cán bộ trong

chi nhánh chƣa cao, một số cán bộ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong xử lý công việc.

Thứ năm, Chi nhánh chƣa chủ động trong việc quảng bá hình ảnh,

thƣơng hiệu của BIDV trên địa bàn.

Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu vừa nêu ở trên, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm Đồng trong thời gian tới, đó là: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và nâng cao năng lực quản trị điều hành; giải pháp nâng cao năng lực tài chính, mà nhiệm vụ trọng tâm là gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả kinh doanh; giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ, với ƣu tiên hàng đầu là phát triển nền tảng khách hàng, đẩy mạnh công tác quảng bá thƣơng hiệu và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; giải pháp đầu tƣ và ứng dụng công nghệ, chú trọng mua sắm các công nghệ hiện đại, phát triển các phần mềm ứng dụng.

Cùng với việc đề xuất một số giải pháp, tác giả cũng đã đƣa ra một số kiến nghị đối với UBND và các Sở, Ban Ngành tại Lâm Đồng; chi nhánh NHNN Lâm Đồng và hội sở chính BIDV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động của các NHTM trên địa bàn nói chung và BIDV Lâm Đồng nói riêng.

Mong muốn thì nhiều, tuy nhiên do thời gian cũng nhƣ khả năng còn hạn chế cho nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô, các Bạn, các Nhà Nghiên cứu, các Nhà Quản lý các cấp và những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng nói riêng và BIDV nói chung trong thời gian tới đây.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác (1978), Mác – Ăng Ghen toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội.

2. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.

3. PGS, TS Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản

Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đại học kinh tế quốc dân (2000), Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện hội nhập, Đề tài khoa

học cấp Bộ.

5. Hồ Đức Hùng (1998), Marketing căn bản, NXB Thống kê.

6. Michael E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

7. Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ. 8. PGS, TS Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

9. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao động.

10. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh

nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động

– Xã Hội, Hà Nội.

11. Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

12. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010, 2011

của các Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Agribank, Vietinbank, Sacombank, ACB, Eximbank chi nhánh Lâm Đồng.

14. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng và Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao

thông Vận Tải, Hà Nội.

15. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin.

Website : Http://www.Agribank.com.vn Http://www.Bidv.com.vn Http://www.Cafef.vn Http://www.Cpv.org.vn Http://www.Eximbank.com.vn Http://www.Lamdong.gov.vn Http://www.Sacombank.com.vn Http://www.Sbv.gov.vn Http://www.Vietcombank.com.vn Http://www.Vietinbank.vn Http://www.Vneconomy.com.vn Http://www.Vnexpress.net

PHỤ LỤC 1 : BẢNG ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

Kính thƣa : Quý Anh/Chị

Để có cơ sở đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Lâm Đồng, rất mong Quý Anh/Chị dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dƣới đây :

Câu 1: Anh/Chị có biết về các ngân hàng thƣơng mại dƣới đây không ?

Tên ngân hàng Có Không

BIDV - Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng

Vietinbank - Ngân hàng TMCP Công thƣơng

Sacombank – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu

Câu 2: Anh/Chị vui lòng đánh giá các yếu tố dƣới đây của các ngân hàng thƣơng mại :

( 1: Yếu, 2: Trung bình, 3: Khá, 4 : Tốt, 5 : Rất tốt)

Yếu tố BIDV Agribank Vietcombank Vietinbank Sacombank ACB Eximbank

1. Uy tín, Thƣơng hiệu 2. Đội ngũ nhân viên 3. Thị phần 4. Vốn 5. Chiến lƣợc giá cả 6. Mạng lƣới chi nhánh 7. Hoạt động Marketing 8. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng

9. Công nghệ thông tin 10. Nợ xấu

Câu 3 : Theo Anh/Chị, các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng thế nào đến

năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thƣơng mại? (Khoanh tròn hoặc tô đậm vào ô chọn)

( 1: Ít ảnh hƣởng nhất; 10 : Ảnh hƣởng nhiều nhất)

Yếu tố Mức độ ảnh hƣởng

1. Uy tín, Thƣơng hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2. Đội ngũ nhân viên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3. Thị phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4. Vốn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5. Chiến lƣợc giá cả 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6. Mạng lƣới chi nhánh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7. Hoạt động Marketing 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9. Công nghệ thông tin 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 4: Trong tƣơng lai nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng,

Anh/Chị sẽ ƣu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thƣơng mại

nào sau đây ? ( Chỉ chọn 1 ngân hàng )

(Đánh dấu x vào cột chọn)

Tên ngân hàng Chọn

BIDV - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển

Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng

Vietinbank - Ngân hàng TMCP Công thƣơng

Sacombank – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu

Eximbank – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)