CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.1. Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến năm 2020
3.1.1. Sứ mệnh :
BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội
phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân
hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
3.1.2. Tầm nhìn :
Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hành có chất lƣợng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam.
Là một trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.
3.1.3. Giá trị cốt lõi :
“ Hƣớng đến khách hàng – Đổi mới Phát triển – Chuyên nghiệp Sáng tạo – Trách nhiệm xã hội – Chất lƣợng, Tin cậy”
3.1.4. Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ :
Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thƣờng nhƣ các ngân hàng khác trên thị trƣờng.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới BIDV Lâm Đồng cần có những giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
* Đối với công tác tuyển dụng
Theo Michael L.Schnell, chủ tịch ngân hàng thứ nhất của Mỹ, chìa khoá dẫn đến thành công của họ là tuyển chọn đƣợc nhân viên thật tốt. Để có thể tuyển chọn đƣợc những nhân viên giỏi về làm việc tại chi nhánh thì công tác tuyển dụng trong thời gian tới cần phải tập trung vào một số nội dung sau :
- Lập kế hoạch về số lƣợng, vị trí công việc cần tuyển dụng phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại chi nhánh hàng năm.
- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác tuyển dụng tại chi nhánh. Về hình thức phỏng vấn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
+ Ban giám đốc + chuyên gia + ứng viên
+ Ban giám đốc + Trƣởng phòng ban liên quan + nhân viên giỏi + ứng viên
- Tăng số lƣợng câu hỏi phỏng vấn các ứng viên , đặc biệt là tránh những câu hỏi mang tính chung chung, mà nên tăng các câu hỏi về tình hình kinh tế xã hội, câu hỏi xử lý tình huống, câu hỏi buộc ứng viên phải thể hiện rõ quan điểm, tính cách của mình; đồng thời thiết lập thêm một số câu hỏi để kiểm tra chỉ số thông minh của các ứng viên.
- Có kế hoạch tài trợ học bổng để thu hút các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trƣờng Đại học. Ngoài ra, cũng cần tuyển nhân viên chuyên ngành luật để phụ trách các công việc xử lý tranh chấp, tƣ vấn soạn
thảo hợp đồng, nhất là các hợp đồng cho vay, đầu tƣ, bảo lãnh, huy động với số tiền lớn hoặc các hợp đồng với các đối tác nƣớc ngoài.
* Đối với công tác đào tạo và đào tạo lại
Cần tăng cƣờng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác cho các nhân viên ngân hàng theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế, công tác bán hàng … Công đào tạo phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục và những nhân viên đƣợc cử đi đạo tạo phải đƣợc ban giám đốc kiểm tra, giám sát về ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng nắm bắt những kiến thức đã học.
Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về từng sản phẩm dịch vụ riêng biệt hoặc tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ để nhân viên có thể nắm bắt đƣợc các văn bản, quy trình nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng; đồng thời qua các buổi thảo luận, các cuộc thi cũng sẽ giúp cho ban lãnh đạo chi nhánh nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các chiến lƣợc, chính sách khách hàng, đồng thời biết đƣợc trình độ, năng lực của mỗi cán bộ nhân viên trong chi nhánh để có hƣớng phân công, bố trí công việc phù hợp.
Cử cán bộ nhân viên đi học tập kinh nghiệm tại các chi nhánh tiêu biểu trong hệ thống để học hỏi đƣợc những cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý rủi ro trong từng mảng hoạt động ngân hàng.
Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp học ban đêm, lớp học vào thứ bảy và chủ nhật để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác hay các kiến thức bổ trợ nhƣ tin học, ngoại ngữ; đồng thời giúp họ tăng sự hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và khả năng giao tiếp.
Tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới để qua đó nhân viên đƣợc khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập, thăng tiến cho tất cả các cán bộ có năng lực.
Cần xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa ban lãnh đạo với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả mọi ngƣời trong cơ quan ràng buộc với nhau không chỉ với tinh thần đồng đội, đồng nghiệp mà nhƣ những ngƣời thân trong gia đình, xem BIDV nhƣ là nhà của họ.
Ban lãnh đạo chi nhánh cũng cần quan tâm đến nhân viên hơn nữa, mạnh dạn giao việc, cho họ thấy đƣợc tầm quan trọng của họ đối với công việc và ngân hàng. Từ đó, hình thành lòng trung thành, sự tin tƣởng và phát triển thành sự cam kết, cộng tác.
Hãy tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực để cống hiến cho ngân hàng cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc sự hiếu thắng và tự mãn của họ; hãy cho họ thấy rằng năng lực nghề nghiệp mới chính là chìa khoá của sự thành công và thăng tiến.
* Đổi mới cơ chế khen thưởng, kỷ luật
Nếu những ngƣời vi phạm kỷ luật đƣợc xử lý một cách nghiêm minh thì sẽ có tính răn đe, ngăn ngừa những cán bộ nhân viên khác trong cơ quan. Ngƣợc lại, công tác khen thƣởng phải đƣợc thực hiện kịp thời, đúng ngƣời, đúng việc sẽ làm cho cán bộ nhân viên có thêm động lực để phấn đấu.
Hiện nay, BIDV đã đổi mới quy chế phân phối thu nhập, theo đó thu nhập của cán bộ nhân viên sẽ đƣợc phân theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. Bên cạnh đó, BIDV cũng dành một phần quỹ khen thƣởng và phúc lợi để khen thƣởng trực tiếp đến cán bộ nhân viên nghiệp vụ. Để phù hợp với thực tiễn tại chi nhánh, đồng thời tạo động lực cho cán bộ
nhân viên trong chi nhánh hăng say hơn nữa trong công tác, cùng nỗ lực góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung thì ban lãnh đạo cần sử dụng quỹ khen thƣởng và phúc lợi tại chi nhánh một cách linh hoạt hơn. Đặc biệt là việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên cần cụ thể, chi tiết hơn nữa để có thể đánh giá chính xác mức độ đóng góp của mỗi ngƣời vào thành quả chung của chi nhánh, qua đó khen thƣởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến.
* Phân hạng nhân viên
Hiện chi nhánh đã áp dụng tiêu thức để đánh giá và phân hạng nhân viên, kể cả định tính và định lƣợng nhƣ: trình độ chuyên môn (chuyên ngành đại học/ trên đại học/ cao đẳng); kinh nghiệm nghề nghiệp (số năm/ tháng làm công tác theo đúng chuyên môn và ngành nghề); các kiến thức bổ trợ khác (trình độ ngoại ngữ, vi tính..).
Việc phân hạng nhân viên theo từng cấp độ hàng quý và hằng năm sẽ là cơ sở để phân chia công việc, trách nhiệm và quyền lợi 1 cách hợp lý; đồng thời sẽ là cơ sở để đánh giá, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong tƣơng lai.
* Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ là một việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi phải làm một các bài bản, khoa học.
- Quy hoạch cán bộ phải thực hiện theo định kỳ, trong đó phải tính đến quy hoạch đƣơng chức, quy hoạch và quy hoạch dự nguồn dựa vào việc phân hạng nhân viên và sự tín nhiệm của cán bộ nhân viên, các tổ chức đoàn thể, tổ chức đảng và chính quyền cơ quan.
- Cần công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bổ nhiệm để bổ nhiệm đƣợc những cán bộ có năng lực, có tâm huyết với công việc và đƣợc quần chúng tín nhiệm.
- Ngoài ra, để có một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo giỏi, năng động, phù hợp với các vị trí công tác thì chi nhánh cũng cần tuyển một số vị trí chức danh từ bên ngoài. Việc làm này một mặt sẽ tuyển đƣợc ngƣời tài, mặt khác sẽ tạo sự cạnh tranh, phấn đấu vƣơn lên của đội ngũ cán bộ hiện tại trong chi nhánh.
* Năng lực quản trị điều hành
Ngƣời lãnh đạo có một vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động của một doanh nghiệp, nếu chiến lƣợc, tầm nhìn của lãnh đạo đúng đắn họ sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, ngƣợc lại họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp đó. Do đó để một doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững ngoài đội ngũ lao động lành nghề cần có đội ngũ lãnh đạo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành.
Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành :
- Thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hƣớng tất cả các hoạt động của chi nhánh đều có bộ phận chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo điều hành, tham mƣu cho ban lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh. Tách bạch bộ phận ra quyết định với bộ phận quản lý, kiểm soát, tạo sự độc lập cần thiết trong hoạt động để tạo sự an toàn. Chuyển dần việc quản trị điều hành theo dạng “ Cầm tay, chỉ việc” sang đặt yêu cầu, mục tiêu, giành quyền chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện cho các tập thể, cá nhân.
- Đổi mới quản trị kinh doanh – quản trị điều hành hƣớng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng thƣơng mại hiện đại. Nghĩa là quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại hình sản phẩm, dịch vụ( chiều dọc) chứ không theo đơn vị phòng ban( chiều ngang). Tạo điều kiện phục vụ khách hàng, tăng cƣờng tiếp cận và cung cấp các sản phẩm chuyên biệt cho từng loại đối tƣợng khách hàng, đƣa ra chính sách phù hợp cho mỗi loại khách hàng. Đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh.
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo từ ban giám đốc đến các phong ban : đủ về mặt số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Đảm bảo quản trị điều hành hoạt động theo yêu cầu của ngân hàng thƣơng mại hiện đại: rõ ngƣời, rõ việc, rõ trách nhiệm, đảm bảo tính độc lập của các bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo thông suốt phục vụ quản trị điều hành, phục vụ yêu cầu kinh doanh.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế phục quản trị điều hành, đảm bảo các lĩnh vực hoạt động đều có các văn bản pháp lý để điều chỉnh, đánh giá và giám sát.
- Đào tạo chuyên sâu cho ban lãnh đạo chi nhánh để có khả năng phân tích đánh giá thị trƣờng, phân tích chiến lƣợc của đối thủ cạnh tranh, có khả năng ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt trong từng trƣờng hợp và hơn hết là khả năng quản lý con ngƣời.
- Một trong những vấn đề quan trọng nữa trong quản trị điều hành đó là tầm nhìn chiến lƣợc của lãnh đạo chi nhánh, muốn xây dựng đƣợc chiến lƣợc ngắn, trung, dài hạn phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng đòi hỏi ban lãnh đạo chi nhánh phải đƣợc tham gia các lớp học về khả năng quản trị điều hành, tầm nhìn chiến lƣợc do các chuyên gia tài chính ngân hàng hàng đầu việt nam, các tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, việc đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các ngân hàng lớn nhƣ Keb, Citibank, Standard Chartered Bank, HSBC hay ANZ là hết sức cần thiết.