Kinh nghiệm từ HSBC Holdings

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 34)

HSBC Holdings, bắt nguồn từ Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải (The Hongkong and Shanghai Banking Corporation) đƣợc thành lập năm 1866.

Một số kinh nghiệm từ hoạt động của HSBC Holdings :

Khi mới đƣợc thành lập, ngân hàng đa quốc gia lớn nhất này chƣa thu hút đƣợc cảm tình của khách hàng và HSBC đã làm mọi thứ để gây ấn tƣợng bằng một hình ảnh khác biệt hơn là một tập đoàn khổng lồ vô danh. Sự khác biệt đó chính là tôn trọng và phát huy tính đa dạng, là trung tâm đối với nhãn hiệu của HSBC, là cách thức nâng cao vị thế cạnh tranh. Quan điểm về tính đa dạng của HSBC xuất phát từ nhận thức thế giới là một nơi đầy ắp những nền văn hóa, con ngƣời đa dạng, thú vị và có nhiều điều để học hỏi, trên cả 2 khía cạnh : nhân viên và khách hàng. Một tổ chức với những nhân viên đa dạng đem lại một tổ chức cân bằng và trọn vẹn hơn, làm cho tố chức có thể thích nghi dễ dàng với những hoàn cảnh mới, đồng thời tôn trọng tính đa dạng trong nhân viên là cơ sở khám phá ra những nhân viên tiềm năng và phát huy những kỹ năng chƣa khai thác hết ở họ, là đƣờng dẫn trực tiếp tới việc đạt đƣợc mục đích kinh doanh. Một tổ chức đánh giá đƣợc tính đa dạng của những thị trƣờng mà tổ chức đang hoạt động tại đó sẽ giúp tổ chức thu hút, thấu hiểu và giữ đƣợc khách hàng từ việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho những khách hàng này. Chính vì vậy HSBC định vị thƣơng hiệu của mình qua thông điệp “ Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương”, và nhấn mạnh kinh

nghiệm cũng nhƣ sự am hiểu sâu sắc từng khu vực trên toàn thế giới.

Đi đầu trong các dịch vụ mới2

Để tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ, HSBC luôn nhạy cảm trong dự đoán thị trƣờng cũng nhƣ văn hóa nƣớc sở tại để đƣa ra các dịch vụ mới.

HSBC là :

- Ngân hàng in tiền đầu tiên cho Thái Lan vào năm 1888. - Triển khai máy ATM đầu tiên tại Ấn Độ năm 1987.

- Giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng đầu tiên tại Việt Nam.

Với nỗ lực không ngừng của mình thông qua các chiến lƣợc thâm nhập, đi đầu trong dịch vụ mới, hoạt động kinh doanh cùng trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là khám phá sự đa dạng đến từ nhân viên và khách hàng, HSBC Holdings đã vƣơn lên trở thành ngân hàng đứng đầu châu Âu về giá trị thị trƣờng, đứng thứ 2 về quy mô tổng tài sản và là một trong những ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhất thế giới năm 2011 với lợi nhuận trƣớc thuế lên tới 21,9 tỷ USD, tăng trƣởng 15% so với năm 2010.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV LÂM ĐỒNG

2.1. Sơ lƣợc về BIDV và BIDV Lâm Đồng

2.1.1. Sơ lược về BIDV

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam,

tên viết tắt là BIDV. BIDV là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt và là ngân hàng đƣợc thành lập sớm nhất ở Việt Nam (26/4/1957 – thời điểm đất nƣớc tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc).

Những sự kiện chính trong lịch sử hình thành và phát triển của BIDV : * 1957 – 1980 : Ngân hàng đƣợc thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết

Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính.

* 1981 – 1989 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

* 1990 – 1994 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) với nhiệm vụ thay đổi một cách cơ bản là ngoài việc nhận vốn ngân sách để cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc, Ngân hàng đƣợc huy động vốn trung dài hạn để cho vay đầu tƣ phát triển, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

* 1995 – 30/4/2012 : Chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn về Tổng Cục Đầu tƣ Phát triển và thực hiện chức năng của một NHTM đa ngành nghề; khẳng định đƣợc vị trí NHTM hàng đầu của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa hiện đại hóa đất nƣớc .

Ngày 01/5/2012 là một bƣớc ngặt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của BIDV khi chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Trong quá trình hoạt động BIDV luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để hỗ trợ thị trƣờng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh BIDV luôn đi đầu trong việc hạ lãi suất cho vay qua đó đã góp phần chia sẻ khó khăn với các cá nhân và doanh nghiệp trong nƣớc.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, BIDV luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Mỗi năm BIDV dành trên 600 tỷ đồng từ chi phí về công tác xã hội và đóng góp của cán bộ nhân viên trong hệ thống để hỗ trợ các huyện nghèo trong cả nƣớc nhằm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

* Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ. Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV

Tính đến thời điểm 31/12/2011, BIDV có 17.863 cán bộ nhân viên.

2.1.1.3.Một số chỉ tiêu chủ yếu

Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2008 -2011

Nguồn : Báo cáo thường niên của BIDV

Nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực tài chính, từ nhiều năm nay BIDV đã tích cực tìm nhiều biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu, cụ thể : trích lập các quỹ, phát hành trái phiếu tăng vốn điều lệ, xin Chính phủ, Bộ tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ ( năm 2010 BIDV đã đƣợc cấp bổ sung vốn điều lệ với số tiền là : 4.101 tỷ)

Bảng 2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM năm 2011

Đơn vị : tỷ đồng

Stt Ngân hàng Vốn chủ sở hữu năm 2011

1 Abbank 4.723 2 BIDV 24.390 3 Sacombank 14.224 4 Techcombank 9.389 5 Vietcombank 28.639 6 Vietinbank 26.000 Nguồn : website các NHTM 13.484 17.639 24.220 24.390 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2008 2009 2010 2011 VCSH ( tỷ đồng)

Về huy động vốn

Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị : tỷ đồng

Năm Tổng tiền gửi khách hàng và phát hành chứng tƣ có giá

Trong đó huy động từ dân cƣ

2008 163.397 47.385

2009 216.506 73.612

2010 267.315 98.907

2011 285.581 129.511

Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2008 -2011

Trong những năm qua, để tăng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, BIDV đã nỗ lực thay đổi chính sách khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi. Qua đó, nguồn vốn huy động từ năm 2008 đến 2011 đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là năm 2009 đã tăng trƣởng 32,5% so với năm 2008, cơ cấu huy động vốn cũng đã có sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, nếu nhƣ năm 2008 tỷ trọng huy động vốn dân cƣ chỉ chiếm 29% tổng số vốn huy động thì đến năm 2011 huy động vốn dân cƣ đã chiếm tỷ trọng 45% nguồn vốn huy động.

Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Dƣ nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng

2008 156.870

2009 200.999

2010 248.898

2011 274.304

Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2008 -2011

Xét về thị phần dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2011 BIDV chỉ đứng sau Agribank ( 17,9%) và tƣơng đƣơng với Vietinbank(11,4%). Quy mô dƣ nợ tăng đã giúp cho BIDV phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm nhƣ : bảo

lãnh, bảo hiểm, tin nhắn tự động, thanh toán tiền điện, nƣớc, … qua đó tăng nguồn thu phí dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về khả năng thanh khoản

Về chính sách quản lý thanh khoản : BIDV thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày dựa trên chiến lƣợc đã đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt cũng nhƣ các hạn mức và giới hạn thanh khoản đƣợc Ban lãnh đạo thông qua. Đồng thời để đề phòng khủng khoảng xảy ra, BIDV cũng thƣờng xuyên mô phỏng tình huống và tập huấn các biện pháp đối phó với khủng hoảng thanh khoản.

Chính việc thực hiện nghiêm túc tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dƣ nợ / nguồn vốn huy động đã giúp cho BIDV luôn đảm bảo thanh khoản, kể cả những thời điểm nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính thiếu hụt hoặc mất khả năng thanh khoản .

Đặc biệt là năm 2011 BIDV đã hỗ trợ thanh khoản cho BacAbank 3,000 tỷ đồng , GP.Bank 5,000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2011 BIDV đƣợc Chính phủ chỉ định tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất 3 ngân hàng: Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng thƣơng mại Sài Gòn, theo đó BIDV sẽ hỗ vốn, lực lƣợng quản trị điều hành sau hợp nhất của 3 ngân hàng trên.

Về tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2008 -2011

Năm Tỷ lệ nợ xấu

2008 2,75%

2009 2,82%

2010 2,71%

2011 2,96%

Song song với việc tăng trƣởng về quy mô dƣ nợ, BIDV cũng tích cực năng cao chất lƣợng tín dụng. Tuy nợ xấu năm 2011 có tăng đôi chút so với năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn đạt theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế (<3%) và điều này còn có nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết khi mà nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể; nợ xấu các ngân hàng tăng cao.

Về khả năng sinh lời

Bảng 2.5. Chỉ số ROA, ROE của một số NHTM giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị : %

Chỉ tiêu

BIDV Sacombank ACB

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 ROA 1,04 1,13 0,83 1,79 1,5 1,44 1,31 1,25 1,27 ROE 18,11 17,96 13,2 16,56 15,04 14,6 21,78 20,5 27 VCB Vietinbank 2009 2010 2011 2009 2010 2011 ROA 1,64 1,5 1,25 1,42 1,5 2,03 ROE 25,59 22,5 17,08 20,6 22,7 26,74 Nguồn : Website các NHTM

Các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE của BIDV còn rất thấp, đặc biệt là so với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Các chỉ tiêu sinh lời của BIDV còn thấp một phần do BIDV sử dụng tài sản chƣa hiệu quả, mặt khác do khách hàng vay vốn của BIDV chủ yếu là các công ty lớn, các tập đoàn kinh doanh thép, xi măng, xây dựng, thủy điện,… để chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn BIDV luôn gƣơng mẫu đi đầu trong việc hạ lãi suất cho vay, từ đó lợi nhuận của BIDV bị giảm đáng kể và phần nào ảnh hƣởng đến chỉ tiêu sinh

Mạng lƣới hoạt động

Đáp ứng với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính mạnh, ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực, BIDV cũng đang tích cực mở rộng mạng lƣới các Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm…ở những khu vực tiềm năng nhằm xây dựng một kênh phân phối hiệu quả các dịch vụ của BIDV tới khách hàng.

Tính đến 31/12/2011 mạng lƣới của BIDV gồm: Hội sở chính và 118 nhánh cấp 1, 376 Phòng giao dịch, 150 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và 6.203 máy POS; Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ Thông tin; các Văn phòng đại diện: VPĐD tại T.p Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào. BIDV là 1 trong 3 Ngân hàng có mạng lƣới họat động rộng nhất trong các NHTM ở Việt Nam, đứng sau Agribank và tƣơng đƣơngVietinbank.

Uy tín của BIDV trên thị trƣờng tài chính

Uy tín của BIDV trên thị trƣờng quốc tế đƣợc củng cố và nâng cao trong những năm qua :

- Thông tin BIDV đƣợc đƣa lên Danh bạ các Ngân hàng trên thế giới khẳng định uy tín và vị thế của BIDV trên trƣờng quốc tế; Thƣơng hiệu BIDV đã đƣợc cấp chứng nhận bảo hộ tại Việt Nam và thị trƣờng Mỹ…

- Là nhà tài trợ chính, nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng phục vụ Hội nghị APEC Việt Nam 2006. Đƣợc lựa chọn là đơn vị cung cấp tình nguyện viên trực tiếp phục vụ cho các nguyên thủ của 21 nền kinh tế tại Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC.

- Top 20 thƣơng hiệu mạnh Việt Nam năm 2011 - Ngôi sao quốc tế về chất lƣợng – BID năm 2011 - Giải thƣởng sao khuê năm 2011

2.1.2. Sơ lược về BIDV Lâm Đồng

2.1.2.1. Quá trình hình thành và Phát triển

Sau khi giải phóng, chính quyền địa phƣơng tiếp quản lại cơ sở vật chất của Ty Ngân khố thuộc chính quyền cũ và một số cơ sở của các ngân hàng tƣ nhân. Trong bối cảnh mới mẻ về tình hình chính trị cũng nhƣ kinh tế tại Lâm Đồng với lực lƣợng nhân sự chủ yếu chi viện từ miền Bắc vào, BIDV Lâm Đồng bắt đầu đƣợc khai sinh qua tiền thân của một đơn vị họat động trong lĩnh vực đầu tƣ cấp phát vốn.

- Tháng 05/1976 : Với Quyết định số 210-TC/VP ngày 21/05/1976 của Bộ Tài chính, Phòng cấp phát vốn Xây dựng cơ bản tỉnh Lâm Đồng đƣợc thành lập với 9 cán bộ làm nhiệm vụ cấp phát và thanh toán vốn Xây dựng cơ bản cho các công trình XDCB của Trung ƣơng và địa phƣơng.

- Tháng 11/1976: Theo yêu cầu cấp bách của việc cấp phát vốn tại địa bàn Lâm Đồng, ngày 15/11/1976 Bộ Tài chính ra Quyết định số 20/QĐ/TCCB thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng trên cơ sở Phòng cấp phát vốn XDCB chuyển sang. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý, cấp phát, cho vay vốn lƣu động đối với các đơn vị xây lắp trong tỉnh và thanh toán vốn đầu tƣ XDCB cho các công trình XDCB của Trung ƣơng và Địa phƣơng. Đội ngũ cán bộ lúc đầu chỉ có 12 ngƣời, hầu hết là từ miền Bắc đƣợc chi viện vào.

- Đến năm 1981: Cùng với hệ thống Ngân hàng Kiến thiết trong cả nƣớc, ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng. Cũng từ thời điểm này, ngoài việc cấp phát vốn Ngân sách về đầu tƣ XDCB, Chi nhánh bắt đầu thực hiện việc cho vay đầu tƣ XDCB theo kế hoạch Nhà nƣớc. Phạm vi họat động của Chi nhánh bắt đầu đƣợc mở rộng

cùng với việc tiếp nhận một số cán bộ từ Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng điều chuyển sang làm công tác tín dụng dài hạn, cơ sở vật chất của Chi nhánh đƣợc xây dựng và mở rộng thêm, đồng thời hoạt động của Chi nhánh cũng đƣợc tăng cƣờng, củng cố cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Chi nhánh có 19 cán bộ với 03 phòng : Phòng cấp phát và tín dụng, Phòng Kế toán và Phòng Tổ chức hành chính.

- Từ tháng 08 năm 1987 : Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng đƣợc sát nhập vào Ngân hàng Nông nghiệp Lâm Đồng. Thời gian này, hoạt động của Chi nhánh phần nào bị giới hạn lại.

- Đến năm 1990 : Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam – Chi nhánh Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)