1. Lý do chọn đề tài
1.3. Kinh nghiệm CDCCKT nông nghiệp của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (nằm giáp danh vớ
1.3.3. Kinh nghiệm của Hà Nam
Vốn là một tỉnh thuần nông, CCKT khép kín, lại vừa mới được tái lập từ 1997. Diện tích 851,7km2; dân số là 817.557 với mật độ trung bình khoảng 960 người/km2. Toàn tỉnh gồm 6 đơn vị hành chính: Thị xã Phủ Lý và 5 huyện. Hà Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm giáp sông Hồng, được phù sa bồi đắp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác, Hà Nam là một tỉnh có quốc lộ I quan trọng chạy qua nối liền sự giao lưu, trao đổi mọi miền Tổ quốc, đặc biệt năm 2004 đã cùng với Hưng Yên xây xong cầu Yên
Lệnh, đó cũng là điều kiện thuận lợi để Hà Nam giao lưu kinh tế với Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc.
Nhận thức được vị trí địa lý và điều kiện KT - XH của một tỉnh vừa tái lập Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã đưa Nghị quyết TW 5 khoá IX và Nghị quyết số 09 của Chính phủ vào thực tiễn CDCCKT nông nghiệp. Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Nam đã xây dựng và phê duyệt nhiều đề án như: “dồn điền đổi thửa”, “trồng thông lấy nhựa”, phát triển chương trình “nạc hoá” đàn
lợn; “sind hoá” đàn bò, các mô hình luân canh được áp dụng có hiệu quả.
Có thể nói, cho đến nay, kinh tế của Hà Nam đã phát triển vượt bậc: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chung của tỉnh đã giảm từ 52,6% (1997) còn 33,72%. Cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ là: 74,2% - 24,8% - 1% (năm 1997) sang 68,8% - 28,7% - 2,5% (năm 2003). CCKT nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, quỹ đất nông nghiệp đã giảm 407 ha so với 1997 để chuyển sang chăn nuôi thuỷ sản hoặc trồng cây ăn quả cho thu nhập cao.
Riêng 2003, Hà Nam đã xuất khẩu được 17536 tấn gạo gấp 2,7 lần so với năm 1997. Kết quả đó đem lại thu nhập là trên 30 triệu đồng/ha, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 32 triệu USD, thu ngân sách 929 tỷ đồng [10].
Qua nghiên cứu CDCCKT nông nghiệp ở Hà Nam, có thể rút ra vài kinh nghiệm sau đây:
+) Mặc dù còn có những khó khăn nhưng Hà Nam đã dốc sức tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, vươn tới nền nông nghiệp hàng hoá.
+) Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa canh, sản xuất hàng hoá - Xây dựng những công thức luân canh hợp lý như: lúa + cá + cây ăn quả; rừng + sắn, tre, luồng, nứa, VAC... Trong đó nhiều mô hình sản xuất đạt từ 40 đến 70 triệu đồng/ha.
- Cùng với việc cắt giảm diện tích đất trồng lúa, Hà Nam trung bình đã chuyển 9670 ha đất sử dụng vào khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các trang trại cá + lợn đi đôi với xây dựng mô hình VAC.
Phát triển hệ thống cây công nghiệp - cây ăn quả chủ yếu như: cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, đay, dâu tằm, đỗ tương, sắn... Do đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 100,4 ha.
+) Phát huy quyền tự chủ của hộ nông dân đi đôi với việc phát triển các trang trại: Cá, lợn, gà, vịt ở Duy Tiến, Kim Bảng, Lý Nhân nhằm nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ.
+) Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, điện, nước và công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp tăng tốc trong những năm qua.
Tóm lại, CDCCKT nông nghiệp theo hướng ngày càng tiến bộ là một xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế mỗi quốc gia, vừa có những nét chung mang tính qui luật, vừa có những nét riêng mang tính đặc thù phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế mỗi quốc gia, mỗi tỉnh trong từng thời kỳ lịch sử.
Do vậy, mỗi vùng, mỗi tỉnh muốn ổn định kinh tế, chính trị, phải thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt phải chú trọng đến CDCCKT nông nghiệp vì quá trình này không chỉ đơn thuần làm tăng tốc độ và tỷ trọng nông - công nghiệp, mà còn là quá trình làm cho tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng lên so với tỷ trọng trồng trọt thuần tuý.
Chính vì vậy, thấu suốt được sự cần thiết, nội dung và xu hướng CDCCKT nông nghiệp đặc biệt là điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Hưng Yên giúp chúng ta xây dựng phương hướng, biện pháp thích hợp để biến nền sản xuất thuần nông, độc canh khép kín, công nghệ lạc hậu sang nền kinh tế đa canh, với mô hình luân canh hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu trong tỉnh và giao lưu hội nhập với các tỉnh trong nước và các quốc gia trên thế giới đưa nông nghiệp ở Hưng Yên
thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu từng bước đi lên vững chắc, nhân dân Hưng Yên có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HƢNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỪ 1997 ĐẾN 2004