Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 101)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.6. Giải pháp về thị trường

Những năm qua, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên chuyển dịch chậm, hiệu quả thấp là vì chưa có chính sách thị trường thích hợp. Hiện tại Hưng Yên có hơn 1,1 triệu dân, dự báo đến 2010 dân số của Hưng Yên sẽ tăng lên > 1,4 triệu người, đây thực sự là một thị trường rộng lớn, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp khai thác tốt thị trường này. Một trong những biện pháp cơ bản là tập hợp tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Thực tế những năm qua, một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch chậm hiệu quả thấp là vì chưa có chính sách thị trường thích hợp. Để thị trường nông thôn phát triển cần có các giải pháp tác động vào các nhân tố sau:

- Cần có giải pháp tốt về thị trường tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy cơ cấu chuyển dịch sản xuất, tạo động lực kích thích, dẫn dắt nông nghiệp đi lên CNH, HĐH.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, cần tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nông sản, tăng khả năng cạnh tranh và hướng ra sản xuất các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh là lúa gạo chất lượng cao, rau quả và sản phẩm chăn nuôi... Muốn vậy:

Thứ nhất, cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đối với thị trường nội tỉnh, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, tổ chức lại thị trường trong tỉnh đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Khai thác và mở rộng thị trường nông thôn để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, kể cả sản phẩm thô...

Thứ ba, tổ chức lại thị trường đô thị, đẩy mạnh việc đầu tư tiếp thị, quảng cáo và tìm kiếm thị trường. Triển khai nhanh chóng các dự án thuộc chương trình hợp tác với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và thị trường miền Nam.

- Đối với thị trƣờng trong nƣớc:

Vùng Bắc bộ, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng là thị trường chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Hưng Yên như: lương thực - thực phẩm, sản phẩm đay, hoa quả và cây cảnh… Thời gian tới ,cần củng cố và duy trì thị trường Bắc bộ, bao gồm cả vùng đồng bằng miền núi, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường ra các tỉnh phía Nam [35, tr.82].

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành ở TW và địa phương như: Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Sở Thương mại... để giữ vững thị trường đã có và để tiếp cận tìm kiếm thêm thị trường, nắm bắt thông tin tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các chủ trang trại xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh ở một số thành phố lớn để tiêu thụ, chế biến xuất khẩu cho nông dân.

Muốn vậy đồng thời phải thực hiện tốt liên kết 4 nhà: nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp ở các cấp.

- Đối với thị trƣờng ngoài nƣớc

Ở Hưng Yên, thị trường ngoài nước còn nhỏ bé, chủ yếu là Đông Âu. Do vậy, ngay từ đầu phải quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế như: gạo, thịt, rau, quả, chế biến đay, nhãn, chuối... trong đó chú ý phát triển và mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thị trường phía nam Trung Quốc. Muốn vậy, phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và thu gom, tạo nguồn hàng lớn, ổn định, mặt khác tăng cường đầu tư chiều sâu, nhập thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường [35, tr.82].

Tỉnh có chính sách ưu đãi, khuyến khích mở rộng sản xuất nhiều nông sản hàng hóa mà thị trường có nhu cầu lớn, có chính sách hỗ trợ để giữ vững thị trường xuất khẩu.

Triển khai xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lượng nông sản, tập trung vào các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm để nông sản hàng hóa có điều kiện hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế

Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thị phối hợp với Sở Thương mại, cơ sở sản xuất để phát triển các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn, chợ đầu mối, chợ ven đô và ở các tiểu vùng như: Huyện Yên Mỹ gồm 2 chợ đầu mối (chợ thị trấn Yên Mỹ + chợ xã Bình Phú), Khoái Châu (chợ Đông Tảo), Kim Động có (Chi nhánh Công ty thương mại Châu Á - Thái Bình Dương), Tiên Lữ có bán buôn vật tư nông nghiệp, Thị xã Hưng Yên có 2 chợ đầu mối (chợ Đầu + chợ Phố Hiến) trao đổi trái cây miền Nam, gia súc, gia cầm, nhãn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)