Những tác động của tự chủ tài chính đối với cơ sở giáo dục nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kỹ nghệ II (Trang 36 - 38)

nghiệp công lập

Có thể khẳng định rằng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN có thu nói chung có nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tách chức năng quản l Nhà nƣớc với các chức năng điều hành các ĐVSN công để thực hiện theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả, xóa b cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin - cho . Sau hơn 1 năm xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các ĐVSN công công nói chung và các ĐVSN công thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng đã thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng tồn tại những hạn chế, cụ thể nhƣ sau:

1.4.1. Những t c động t c cực

* Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các c s giáo d c nghề nghiệp công lập, nó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong quá trình đào tạo, sẽ thúc đẩy cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo, đảm bảo cập nhật đƣợc xu thế phát triển của thời đại để thu hút thêm sinh viên đăng k và theo học tại cơ sở giáo dục. Muốn tạo ra nguồn thu, các cơ sở giáo dục phải tích cực chủ động đa dạng hóa, nâng cấp các chƣơng trình và hình thức đào tạo nhƣ: đào tạo chất lƣợng cao… đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. M t khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ khuyến khích và bắt buộc các cơ sở giáo dục phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế. Đ c biệt là tìm kiếm các cơ hội liên kết với các cơ sở giáo dục có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

* Thúc đẩy các c s giáo d c công lập. Nâng cao hiệu quả hoạt động, khuyến khích các trƣờng làm tốt hơn các nhiệm vụ, sứ mạng của mình, giảm

đƣợc thời gian và những chi phí vô ích. Giao quyền tự chủ tài chính sẽ giúp các cơ sở giáo dục năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Giao quyền tự chủ tài chính và mọi hoạt động đều gắn với trách nhiệm thì các cơ sở giáo dục sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suất hơn; nhƣ vậy sẽ làm giảm chi phí kiểm tra, kiểm soát của quá trình thực hiện.

* Thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi. Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên và ngƣời lao động. Điều này góp phần tạo động lực để cán bộ, giáo viên và ngƣời lao động nhà trƣờng yên tâm tập trung vào công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản l và nâng cao chất lƣợng đào tạo, tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tƣ vấn, các hợp đồng thƣơng mại,… sẽ củng cố đƣợc lòng tin, uy tín của cơ sở giáo dục, thu hút thêm sinh viên, tạo cơ hội liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nƣớc.

1.4.2. Những t c động t êu cực

Bên cạnh các những tác động tích cực của cơ chế tự chủ tài chính, nó cũng có thể xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm:

* M c tiêu x hội của đào tạo nghề có th bị ảnh hư ng. Nếu những quy định trong cơ chế không đảm bảo sự minh bạch, ch t chẽ, để xảy ra việc quá đề cao quyền tự chủ tài chính nhƣng không làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản l đi kèm thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích các cơ sở giáo dục b qua trách nhiệm xã hội (với ngƣời học, ngƣời sử dụng lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc…), mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những ngƣời có khả năng chi trả, làm cho ngƣời nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ. Đ c biệt trƣờng hợp các cơ sở giáo dục áp dụng biện pháp tăng học phí để tăng nguồn thu. Để đảm bảo cơ hội đào tạo bình đẳng cho mọi ngƣời dân thì Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội cần có

những chính sách h trợ, giúp đỡ sinh viên nghèo thông qua chính sách cho vay, h trợ học bổng…

* Có th xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các c s giáo d c có cùng ngành nghề, nội dung đào tạo. Nguyên nhân là do muốn thu hút ngƣời học, các trƣờng đƣa ra những ƣu đãi khác nhau; trong đó có biện pháp giảm học phí, tăng học bổng cho sinh viên gi i; miễn, giảm học phí cho những sinh viên khó khăn, hộ nghèo, ngƣời khuyết tật... Khi cắt giảm học phí, tăng học bổng, miễn giảm học phí cho những sinh viên nghèo… sẽ làm giảm nguồn thu, tăng chi của trƣờng dẫn đến phải buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chƣơng trình đào tạo, cắt giảm dịch vụ kèm theo nhƣ dịch vụ thƣ viện; thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập… làm giảm chất lƣợng đào tạo.

* Các c s giáo d c nhỏ, các c s giáo d c m i thành lập sẽ g p khó khăn. Bởi vì, các cơ sở giáo dục này thƣờng có cơ sở vật chất nh , chƣa có uy tín, khó tạo lòng tin với các đối tác và cũng g p khó khăn trong việc thu hút ngƣời học.

* Có th làm nảy sinh khuynh hư ng các c s giáo d c chạy theo lợi nhuận, chạy theo nguồn thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy chế. Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, một số cơ sở giáo dục sẽ tăng cƣờng mở rộng quy mô đào tạo tức là tăng số lƣợng sinh viên, học viên; tăng số giờ giảng dạy và các hình thức đào tạo nhƣng lại buông l ng quản l . Không đáp ứng đƣợc với nội dung của chƣơng trình dạy nghề, làm cho quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề sẽ đạt kết quả thấp, đầu ra có chất lƣợng thấp, không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng của thị trƣờng, học viên ra trƣờng khó xin đƣợc việc làm do không đủ trình độ, dẫn đến lãng phí, không hiệu quả và mất uy tín của cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kỹ nghệ II (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)