Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 71)

STT Chỉ tiêu

Đoạn tránh trung tâm huyện Ngân Sơn

Đoạn tránh thị trấn Nà Phặc Tổng toàn dự án Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 An ninh, trật tự xã hội tốt hơn 16 32,0 14 28,0 30 30,0 2 An ninh, trật tự xã hội không đổi 11 22,0 10 20,0 21 21,0 3 An ninh, trật tự xã hội kém hơn 23 46,0 26 52,0 49 49,0 Tổng 50 100,0 50 100,0 100 100,0

(Nguồn phiếu điều tra)

Theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh có 30% các hộ được điều tra cho rằng tình hình an ninh – trật tự xã hội khi có dự án tốt hơn so với trước đây lý do là dự án thực hiện tránh khu dân cư tập trung, dải thảm nhựa mặt đường, cắt cua nhiều do đó việc tham gia giao thông tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn. Nhiều hộ dân đã tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà gần đường để thuận tiện đi lại và buôn bán. Ngoài ra, qua điều tra cho thấy có 21% người dân cho rằng vấn đề an ninh – trật tự không có gì thay đổi so với trước đây khi chưa thực hiện dự án. Bộ phận còn lại chiếm đa số với 49% ý kiến cho rằng tình hình an ninh – trật tự kém hơn (đoạn tránh qua trung tâm huyện có 23 phiếu và đoạn tránh thị trấn Nà Phặc là 26 phiếu), theo phản ánh của người dân, do đoạn đường vắng, rộng rãi nên nhiều người tham gia giao thông đi với tốc độ cao, nhiều người còn lúng túng, chưa hiểu mô hình đoạn đấu nối từ đường Hồ Chí Minh vào QL3 nên rất dễ gây tai nạn, đồng thời do đường là chủ yếu qua khu vực đồi núi nên nhiều vị trí tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất đá gây mất an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa. Ngoài ra, do đoạn đường mới thi công lại xa khu dân cư nên đường Hồ Chí Minh cũng được coi là một trong những nơi tụ tập của các thành phần tệ nạn xã hội.

3.3.4. Ảnh hưởng của GPMB đến đời sống người dân về mặt môi trường

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc sau khi thực hiện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nơi có dự án đi qua, theo kết quả điều tra các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực dự án về tình hình môi trường trước và sau khi dự án thực hiện. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9 cho thấy, đa số người dân được điều tra cho rằng dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn so với trước đây với 72% ý kiến, trong đó tại đoạn tránh qua trung tâm huyện là 39 phiếu và đoạn tránh thị trấn Nà Phặc là 33 phiếu. Các hộ dân cho rằng, môi trường trong khu vực sau khi thực hiện dự án kém hơn so với trước khi có dự án vì do đoạn đường khá vắng người nên nhiều vị trí trở thành điểm đổ thải rác sinh hoạt, vật liệu xây dựng…., do đất đá của công trình bị trôi, chảy ra ngoài phạm vi thu hồi làm ảnh hưởng đến nguồn nước và diện tích đất canh tác của các hộ dân. Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện dự án đã phát sinh một lượng bụi, khói thải và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cộng đồng dân cư trong khu vực thi công.

Bảng 3.9: Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

Đoạn tránh trung tâm huyện

Ngân Sơn Đoạn tránh thị trấn Nà Phặc Tổng toàn dự án Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Môi trường tốt hơn 8 16,0 11 22,0 19 19,0

2 Môi trường không đổi 3 6,0 6 12,0 9 9,0

3 Môi trường xấu hơn 39 78,0 33 66,0 72 72,0

Tổng 50 100,0 50 100,0 100 100,0

3.3.5. Đánh giá về chính sách tái định cư

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc là một trong những công trình lớn của địa phương, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án; tuy nhiên, trong số 257 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất chỉ có 07 hộ dân bị thu hồi đất ở (bao gồm thu hồi một phần và toàn bộ diện tích đất ở), do đó các hộ dân này cần di dời chỗ ở để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng lên phương án hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất ở, có hai phương án để hỗ trợ các hộ dân là di chuyển đến khu tái định cư và tự di dời, ổn định đời sống. 100% các hộ dân đều lựa chọn phương án nhận tiền hỗ trợ và tự di dời, tìm chỗ ở mới. Lý do là diện tích đất còn lại của các hộ dân còn nhiều, đáp ứng được nhu cầu về nơi ở, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

3.4.Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Ngân Sơn

3.4.1. Thuận lợi

3.4.1.1. Về chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật về đất đai nói chung và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng được hoàn thiện và cập nhật khá thường xuyên để sát với thực tế và có những đổi mới rất tích cực:

- Hiện bảng giá đất để thực hiện GPMB được xây dựng dựa trên Luật Đất đai, Nhà nước ban hành khung giá đất, các tỉnh thành phố được điều chỉnh cho phù hợp với địa phương, nhưng theo quy định không vượt quá 30%.

- Quy định các khoản hỗ trợ để người dân tạo lập chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất.

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể, chi tiết hơn.

- Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế ngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với cơ chế quản lý thị trường, việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm tạo quỹ “đất sạch” phục vụ cho các dự án đầu tư, cũng như khuyến khích nhà đầu tư tạo quỹ đất thông qua việc thỏa thuận với người bị thu hồi đất đã đảm bảo ngày càng tốt hơn lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất.

3.4.1.2. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể luôn nêu cao việc truyên truyền, vận động, giải thích cặn kẽ để người dân hiểu rõ chủ trương thực hiện dự án, tạo sự ủng hộ và đồng thuận của người dân.

- Đội ngũ chuyên môn với năng lực ngày càng cao giúp cho công tác thống kê bồi thường GPMB thực hiện nhanh, chính xác, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người dân.

3.4.1.3. Việc chấp hành của người dân trong công tác GPMB

- Mặc dù trong quá trình GPMB, quan hệ giữa các chủ sử dụng đất bị thu hồi và Nhà nước, chủ đầu tư thường xảy ra mâu thuẫn, nhưng được sự quan tâm, tuyên truyền, vận động về chủ trương và chính sách của Nhà nước, những lợi ích của dự án đem lại đến người dân bị thu hồi đất để từ đó người dân hiểu, đồng thuận và tự giác thực hiện.

- Nhờ có những chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho người dân nên tiến độ bàn giao mặt bằng đảm bảo kế hoạch đề ra.

- Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao nên việc tuyên truyền, vận động và chấp hành của người dân trở nên thuận lợi hơn.

3.4.1.4. Việc đảm bảo ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất

Dự án đã thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định cho người có đất bị thu hồi như hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển và chi phí lắp đặt tài sản, hỗ trợ thu hoạch sớm, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm,… cho người dân có đất bị thu hồi.

3.4.2. Những tồn tại, khó khăn

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, những tồn tại bất cập cần khắc phục như sau (Nguồn phiếu điều tra):

3.4.2.1. Chính sách hỗ trợ

- Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng số lao động địa phương, những người có đất bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp, không biết làm gì, vì không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật để xin vào làm các doanh nghiệp…

3.4.2.2. Giá đất chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường

Giá đất do UBND tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, có trường hợp mức chênh lệch này có khá cao. Do đó, có hộ dân chưa hài lòng dẫn đến một số hộ dân chậm nhận tiền, có ý kiến thắc mắc và có đơn kiến nghị phản ánh về xem xét lại tiền hỗ trợ dẫn đến có nhiều sự điều chỉnh bổ sung đơn giá phù hợp.

3.4.2.3. Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu hợp tác

Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi đều chấp nhận phương án bồi thường, tuy nhiên do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số ít

người dân còn hạn chế nên gây khó khăn trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai và tài sản trên đất.

3.4.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập

Việc tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cho người dân bị thu hồi đất có hiệu quả chưa được cao, mặc dù đã họp dân tuyên truyền nhưng có nhiều người không tham dự đầy đủ, ngoài ra do trình độ không đồng đều nên việc tiếp nhận thông tin của người dân cũng chưa được đầy đủ.

Bồi thường, hỗ trợ một cách thỏa đáng thì người dân sẽ thỏa mãn, ủng hộ và tự nguyện di dời; ngược lại, nếu chính sách bồi thường không hợp lý, không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân thì sẽ gây nên sự so bì, khiếu kiện cản trở việc thực hiện dự án.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp

Công tác giải phóng mặt bằng là công việc rất khó khăn, phức tạp còn bộc lộ nhiều bất cập để tăng cường hiệu quả giải phóng mặt bằng cần có những chính sách đồng bộ, cụ thể như sau:

3.4.3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và chính sách pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền, đồng thời để bảo đảm hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện giải phóng mặt bằng cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Khung giá đất: UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tùy vào thời điểm nhất định. Đơn giá bồi thường đất đai, tài sản, vật kiến trúc và cây cối, hoa màu phải hợp lý với khả năng sinh lời mà chúng mang lại.

- Cơ chế, chính sách pháp luật quy định về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cần sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ nhằm phù hợp với thực tế, đảm bảo đúng lợi ích hợp pháp của những người bị thu hồi đất.

- Nên bổ sung những chính sách, cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác GPMB.

3.4.4.2. Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Hội đồng bồi thường, GPMB

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc.

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả làm việc.

- Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn cần phải có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

- Các thành viên của Hội đồng bồi thường, GPMB cần nâng cao trách nhiệm, nắm bắt, giải quyết linh hoạt những khó khăn, bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Tăng cường công tác đối thoại giữa lãnh đạo địa phương, cơ quan chuyên môn với các hộ dân bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc mắc của nhân dân.

- Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Nâng cao hơn nữa vai trò trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo quy định của pháp luật, kiện toàn đội ngũ công chức địa chính cấp xã. Chỉ đạo hoàn thành công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân

tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, quản lý đất đai và công tác bồi thường, GPMB.

3.4.3.3. Tăng cường vai trò cộng đồng trong công tác GPMB

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước để từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực đất đai từ đó chấp hành tốt các quy định của Nhà nước liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác giải phóng mặt bằng, để người dân tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện với phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.

- Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó mới tạo được lòng tin của nhân dân, điều đó sẽ giúp công tác bồi thường, GPMB được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể trong công tác vận động quần chúng nhân dân như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…trong công tác GPMB.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi điều tra đánh giá công tác bồi thường, GPMB tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc, nhìn chung đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi, kết luận như sau:

- Dự án đường Hồ Chí Minh gồm 02 đoạn tránh là đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và đoạn tránh qua thị trấn Nà Phặc. Toàn dự án đã thu hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)