Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, phức tạp. Trong vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Để có được kết quả đó, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định rõ công tác đền bù, GPMB tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để triển khai thực hiện được nhiệm vụ trên, trong thời gian qua địa phương cũng đã gặp không ít những trở ngại, khó khăn. Đặc biệt là chế độ, chính sách bồi thường, GPMB thường xuyên thay đổi; một bộ phận người dân hiểu biết về chính sách còn hạn chế, vì thế đòi mức đền bù vượt mức quy định của Nhà nước; một số hộ vì lợi ích cá nhân vẫn cố tình lấn, chiếm, mở rộng đất đai, mặc dù đã có thông báo thu hồi đất. Với quyết tâm cao nhất để hoàn thành tiến độ bồi thường, GPMB cho dự án, công trình, ở mỗi dự án đều

có hội đồng bồi thường GPMB và Ban quản lý dự án để làm tốt công tác kiểm đếm, xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ tham gia công tác kiểm đếm, GPMB. Đồng thời nâng cao vai trò của công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

1.4. Đánh giá chung

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam và của tỉnh Bắc Kạn qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới khắc phục những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại, bất cập chủ yếu như:

- Chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Tình trạng khiếu kiện về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC vẫn là chủ yếu.

- Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách bồi thường hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm đời sống nhân dân.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc, tỉnh Bắc Kạn.

2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019.

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Giới thiệu về địa bàn và dự án nghiên cứu

- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu;

- Giới thiệu dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc;

2.2.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường, GPMB của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc

- Kết quả điều tra, xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc.

- Loại đất, diện tích thu hồi của dự án.

- Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và tài sản, công trình, vật kiến trúc. - Bồi thường về cây cối, hoa màu.

2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường và GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực GPMB nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực GPMB

2.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp để giải quyết công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất giải quyết công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu sau:

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu tại các phòng chuyên môn có liên quan tại UBND huyện Ngân Sơn, UBND xã Vân Tùng và UBND thị trấn Nà Phặc và qua phiếu phỏng vấn của cán bộ, nhân dân; thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác bồi thường GPMB của các tỉnh, TW (Chính phủ, các Bộ ngành) và của tỉnh Bắc Kạn.

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thông qua các báo cáo của UBND huyện Ngân Sơn. Thu thập dữ liệu của dự án đường Hồ Chí Minh tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng huyện..

- Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan từ sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND, Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, thành phố.

2.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ

chuyên môn tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức…Đối tượng là các cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân:

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư (100 phiếu điều tra

các hộ dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên tại dự án nghiên cứu và 30 cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện Dự án.

Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức sau: -

(Lê Huy Bá và CS, 2006)

Trong đó:

n - Số lượng phiếu điều tra; N

-

Tổng số các hộ bị ảnh hưởng;

e - Sai số cho phép (0,8%) tức là độ chính xác 92%.

Thay N= 85 hộ vào công thức trên, ta có số lượng phiếu điều tra là 80 phiếu.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác

quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường - Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra.

- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét. - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu và dự án nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Ngân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 22010’00’’ đến 22029’00’’ vĩ độ Bắc và từ 105050’10’’ đến 106001’10’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Na Rì. - Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Huyện Ngân Sơn có diện tích tự nhiên là 64.588,23 ha, chiếm 13,28% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã và 01 thị trấn), trung tâm huyện nằm cách thành phố Bắc Kạn 65 km về phía Đông Bắc, có QL3 và QL279 chạy qua đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, sản xuất...

* Địa hình, địa mạo

Địa hình Ngân Sơn là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, đồi núi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng; độ dốc bình quân là 260 đến 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô gây hạn hán

* Khí hậu, thủy văn

Ngân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,70C; sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 26,10C, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 11,90C.

Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể.

Chế độ gió trên địa bàn huyện xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc là gió mùa Đông Nam. Bão ít ảnh hưởng đến Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện được phân bố khá dày đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn và có nhiều thác ghềnh. Do cấu tạo địa hình cánh cung, dãy núi cao nên Ngân Sơn được coi là nơi phân chia nước về các huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung như sông Bằng Giang...

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt gây xói mòn, rửa trôi đất

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục Địa chất thì Ngân Sơn nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của tỉnh Bắc Kạn. Trên địa hình của huyện có bao nhiêu kiểu địa mạo thì có bấy nhiêu kiểu kiến trúc địa chất, trong đó có cánh cung Ngân Sơn có các loại Granít, Rhyonít, phiến sét, thạch anh đá vôi...

Phân bố các loại đất chính trên địa bàn huyện như sau:

- Đất Feralít màu vàng nhạt trên núi trung bình: Được phân bố trên các

đỉnh núi cao >700m, trên nền đá măcma axít kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất, hạt mịn, hạt thô... Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày, ẩm, đá nổi dày.

- Đất Feralít hình thành trên vùng đồi núi thấp (phát triển trên đá sa

thạch): Đặc điểm là tầng mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ, màu

vàng đỏ. Thích hợp với trồng cây nông – lâm nghiệp. * Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Gồm nước mưa, nước trong các hồ đập, thủy vực và dòng chảy của các suối, vào mùa khô lượng nước ít do độ dốc địa hình lớn. Một

số suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có, vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở chân các thủy hợp và gần suối; tùy theo địa hình và vị trí các khu vực, nước dưới đất có ở độ sâu từ 15 – 30 m, được khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhỏ, chất lượng nước tương đối tốt.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu hiện trạng đất đai năm 2019, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Ngân Sơn có 54.141,55 ha, chiếm 83,83% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó: rừng sản xuất có 42.118,46 ha, chiếm 70,9% diện tích đất nông nghiệp, rừng phòng hộ có 12.023,09 ha, chiếm 20,2% diện tích đất nông nghiệp.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả khảo sát, thăm dò các điểm khoáng sản đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hiện trên địa bàn huyện Ngân Sơn có một số loại khoáng sản như sau: Vật liệu xây dựng, quặng sắt, quặng chì kẽm, quặng vàng, khoáng sản thạch anh.

Đây là những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần có những biện pháp phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.

* Tài nguyên nhân văn

Theo kết quả báo cáo tổng kết công tác tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm đến ngày 01/4/2019 tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn hiện có 29.269 người với 06 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, có nét truyền thống văn hóa dân gian, dân tộc đặc sắc. Song, tất cả đều có điểm chung đó là tinh thần yêu nước, anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm, nhiệt tình trong công tác xây dựng đất nước. Trong công cuộc xây dựng và phát triển của huyện, công đồng các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, từng bước đưa Ngân Sơn trở thành một huyện phát triển của tỉnh trong thời gian tới

3.1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

(Nguồn: Báo cáo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020)

a. Khu vực kinh tế nông – lâm nghiệp

Theo số liệu hiện trạng đất đai năm 2019, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 59.408,9 ha (chiếm 91,98% diện tích đất tự nhiên của huyện). Trong những năm gần đây, bằng biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư thâm canh; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp; quan tâm đầu tư, duy tu các công trình thủy lợi nên kinh tế nông – lâm nghiệp đã có bước phát triển khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)