Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần HAIMY Hà Nội (Trang 73 - 75)

Chƣơng 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà Nội

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần HAIMY Hà

3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Doanh nghiệp ngày nay ai cũng nhận thấy con người là yếu tố quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp liên tục đầu tư cho phát triển nhân sự cho công ty mình thông qua các khóa đào tạo. Hiện tại công ty cũng có mấy khóa đào tạo về kỹ năng lắp đặt cho các công nhân, xong vẫn chỉ là đào tạo gọi là cho có. Nên các công nhân hầu như là vẫn còn bỡ ngỡ trong quá trình thi công. Đây là điều cần sớm giải quyết, cần phải có khóa học cụ thể phân tích và giải thích các thông số kỹ thuật áp dụng mới.

Đặc biệt là các trưởng bộ phận kỹ thuật phải nhiệt tình chỉ bảo để làm sao cho hiệu suất làm việc nhanh nhất. Mặt khác phải kích thích tăng năng suất lao động bằng cách trả thù lao thêm ngoài giờ làm việc cho mỗi công nhân làm việc mỗi khi nhận thêm công trình. Hàng năm tổ chức các cuộc sát hạch để kiểm tra trình độ của đội ngũ cán bộ, có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ cán bộ kế cận thông qua thi cử chứ không theo nguyên tắc đề bạt như trước. Ngoài ra công ty cũng phải tăng chi phí cho việc cử cán bộ đi đào tạo ở các đơn vị trong và ngoài nước có uy tín về lĩnh vực kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngay từ lúc này những người đứng đầu Công ty cần vạch ra một chính sách về nhân sự một cách rõ ràng, cụ thể và bao gồm các vấn đề như: tuyển dụng, đào tạo phát triển và duy trì.

- Thực hiện phân tích nội dung, tiêu chuẩn, quy mô công việc của từng bộ phận trong Công ty.

- Đánh giá, phân loại nguồn nhân lực trong Công ty theo trình độ, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Căn cứ vào bảng phân tích nội dung, tiêu chuẩn, quy mô công việc của từng bộ phận trong Công ty, thực hiện rà soát lại, tái cơ cấu tổ chức nhân sự hiện hữu theo hướng tinh giản bộ máy hoạt động, hợp lý hóa quy trình luân chuyển thông tin giữa các bộ phận và phải phù hợp với dự báo về khuynh hướng đầu tư mở rộng, thay đổi công nghệ trong tương lai.

Về tuyển dụng

- Mạnh dạn cắt giảm số lượng lao động ở những bộ phận có dôi dư và tuyển dụng bổ sung những vị trí còn thiếu so với nhu cầu hiện tại và so với số liệu được dự báo trong tương lai gần.

- Phối hợp với các công ty dịch vụ tuyển dụng, các trung tâm việc làm có uy tín, các trường đại học để tìm kiếm các nguồn lao động có chất lượng, đạt yêu cầu tuyển dụng.

- Công ty cần quan tâm hơn đến chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài nhất là trong các lĩnh vực còn yếu kém như marketing, nghiên cứu phát triển (R&D).

Về đào tạo phát triển

- Trên cơ sở những phân tích tác nghiệp, đánh giá nhân viên và dự báo những đòi hỏi do thay đổi công nghệ, khuynh hướng đầu tư mở rộng, Công ty xác định nhu cầu, nội dung đào tạo cho người lao động. Việc đào tạo phát triển cần được thực hiện định kỳ hằng năm hoặc khi có nhu cầu đột xuất.

- Về hình thức đào tạo, có các hình thức sau:

+ Phối hợp với các trường đại học khối kỹ thuật, các viện, trung tâm để tổ chức những lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Tranh thủ mối quan hệ với các đối tác cung cấp vật tư, thiết bi ̣, hoá chất nước ngoài để hằng năm tổ chức đợt khảo sát, học tập kinh nghiệm, công nghệ mới cho đối tượng là đội ngũ kỹ sư.

- Công ty cần có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ làm công tác marketing, nghiên cứu phát triển. Đối với đội ngũ những người lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý phòng, ban, phân xưởng, hằng năm công ty cần tạo điều kiện để đội ngũ này được tham gia các lớp đào tạo về quản trị, điều hành, cập nhật những kiến thức mới trong quản lý doanh nghiệp hiện đại.

Về duy trì

- Nội dung của vấn đề duy trì là đánh giá năng lực hiện tại của người lao động trong Công ty nhằm làm cơ sở cho những điều chỉnh cần thiết trong chính sách phân công công việc, đào tạo, huấn luyện và có chế độ thù lao tương xứng.

- Để động viên, kích thích tinh thần thi đua, nhiệt tình trong công việc, công ty cần quan tâm đến không chỉ thù lao vật chất như: lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi… mà còn cả hình thức thù lao phi vật chất như: cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự phù hợp công việc… Tính công bằng trong đối xử của Công ty với tất cả các nhân viên cũng là một trong những động cơ quan trọng giúp người lao động tin tưởng hơn vào cách điều hành quản lý của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần HAIMY Hà Nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)