Các nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của việt nam với cộng đồng phát triển miền nam châu phi khoa học chính trị 603102 (Trang 79 - 93)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Gợi ý chínhsách đối với Việt Nam

3.3.3. Các nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác

Trên cơ sở mục tiêu tổng thể trong hợp tác giữa Việt Nam với SADC, các trọng tâm hợp tác với SADC trong thời gian tới gồm:

(i)Về chính trị - ngoại giao: tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao, đưa hợp tác Việt Nam-SADC vào khuôn khổ ổn định lâu dài, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; kiện toàn hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao; rà soát cơ chế hợp tác, hoạt động ngoại giao và xác định đối tác ưu tiên; tận dụng các kênh hợp tác đa phương; tăng cường công tác dự báo; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại.

(ii) Về kinh tế - thương mại: tăng cường khối lượng và chất lượng trao đổi thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6 tỷ USD trong 10 năm tới; hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp của ta tham gia hợp tác đầu tư; xác định hợp tác lao động tiếp tục là một trong những lĩnh vực hợp tác mũi nhọn của ta với khu vực; ưu tiên thúc đẩy hợp tác nông nghiệp; tăng cường hợp tác chuyên gia, lao động.

Cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác:

Đầu tư của Việt Nam sang SADC chủ yếu là tự phát, thiếu sự điều hành của nhà nước. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng thúc đẩy sự tham gia của nhà nước với tư cách là cầu nối, tạo bàn đạp cho các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất để hoạt động tại châu Phi nói chung và SADC nói riêng. Bên cạnh việc phát huy tối đa hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có như các Ủy ban hợp tác

Liên Chính phủ, Ủy ban Hỗn hợp, Diễn đàn Đối tác Liên chính phủ với từng nước, Việt Nam có thể cân nhắc triển khai thêm các cơ chế, chính sách sau để hỗ trợ thúc đẩy hợp tác với SADC như:

- Những biện pháp hỗ trợ hợp tác và khắc phục rủi ro:Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Hợp tác với châu Phi ở cấp Chính phủ với thành viên gồm đại diện các Bộ, ngành và doanh nghiệp chủ chốt nhằm tạo một đầu mối thống nhất trong việc phối hợp đề xuất, giám sát triển khai các hoạt động hợp tác của Việt Nam với châu Phi nói chung và cụ thể là SADC.

- Các ưu đãi về thuế, tín dụng, nguồn vốn: Nghiên cứu đề xuất và áp dụng cơ chế hỗ trợ dành cho các chuyên gia được cử đi công tác tại châu Phi, các chế độ ưu đãi dành cho các doanh nghiệp làm ăn với châu Phi như ưu đãi về thuế, về tín dụng, bảo hiểm đầu tư và xuất khẩu....; đồng thời tăng cường công tác thông tin về thị trường, về chính sách, khuôn khổ luật pháp, phong tục, tập quán, về cơ hội kinh doanh... của các nước thuộc SADC cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của Việt Nam cho doanh nghiệp các nước trong khu vực.

Tiếp tục thúc đẩy đàm phán và ký kết các Hiệp định cơ bản (Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng) với các nước khu vực, đặc biệt là các đối tác ưu tiên, trọng điểm để tạo cơ sở pháp lý cho triển khai các hoạt động thương mại, đầu tư, cũng như các hoạt động thanh toán trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và SADC, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp của Việt Nam nếu có tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác.

- Xây dựng cộng đồng người Việt, đảm bảo cơ sở để làm ăn lâu dài tại địa bàn: Chú trọng công tác phát triển cộng đồng người Việt Nam ở sở tại nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc và sự hiện diện lâu dài ở SADC cũng như tạo điều kiện cho những công dân Việt Nam muốn định cư, sinh sống lâu dài tại châu lục. Hỗ trợ thúc đẩy việc xúc tiến xây dựng các “Nhà Việt Nam”, chùa

Việt Nam để tạo điều kiện cho chuyên gia, lao động, cộng đồng người Việt có nơi sinh hoạt, giúp cộng đồng người Việt hướng về quê hương đồng thời góp phần quảng bá về đất nước, con người Việt Nam đến chính quyền và người dân sở tại.

Các lĩnh vực hợp tác trọng tâm:

Lĩnh vực chính trị-ngoại giao:

Hoạt động ngoại giao vẫn luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc làm đầu mối duy trì, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt đối với các nước SADC, là những quốc gia có quan hệ truyền thống lâu dài với Việt Nam thì quan hệ ngoại giao càng đóng vai trò quan trọng, không những tạo tiền đề và môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế thương mại và đầu tư mà còn là sợi dây kết nối thắt chặt hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt này. Trong đó, Việt Nam cần chú trọng:

- Tăng cường hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là với các đối tác trọng điểm, chú trọng cả về số lượng và chất lượng các chuyến thăm nhằm tạo bước đột phá mới trong quan hệ chính trị; xác định lấy quan hệ nhà nước làm quan hệ chủ đạo, tăng cường hàm lượng kinh tế trong nội dung các cuộc hội đàm, trao đổi.

Trong thời gian qua, mặc dù các đoàn trao đổi hai bên có tăng nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, đặc biệt là các đoàn cấp cao của Việt Nam sang khu vực. Trong các năm tới, Việt Nam cần thu xếp ít nhất 2 năm có một chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao đến các nước SADC, không tính đến chương trình riêng của các Bộ, cơ quan thăm khu vực để thúc đẩy hợp tác chuyên ngành, nhằm thể hiện tầm quan trọng của các nước trong khu vực trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tăng cường tiếp xúc với Lãnh đạo các nước SADC bên lề các sự kiện đa phương. Thực tế cho thấy, từ các chuyến thăm lãnh đạo cấp cao của hai bên, rất nhiều nội dung trong quan hệ song phương được thúc đẩy và triển khai hiệu quả.

Bên cạnh đó, quan hệ trên kênh đối ngoại Đảng hiện nay đang được chú trọng và phát huy vai trò một cách hiệu quả. Do vậy, cần phát huy việc phối hợp trên cả ba kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước.

- Tiếp tục việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và SADC (các Ủy ban hỗn hợp, Diễn đàn doanh nghiệp, Hội hữu nghị...), tiếp tục duy trì đối thoại thông qua việc triển khai hiệu quả, thực chất định kỳ Hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi nhằm rà soát việc hợp giữa Việt Nam và châu Phi, cập nhật tình hình và đề xuất các biện pháp mới cho phù hợp tình hình thực tế.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới các Cơ quan đại diện (ngoại giao, thương mại, quốc phòng) của Việt Nam tại khu vực theo hướng tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng nhân lực nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động của các Cơ quan đại diện, giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực. Có thể nghiên cứu thêm các hình thức khác như Đại sứ lưu động, Đặc phái viên trong trường hợp cần thiết để tăng cường tiếp xúc hơn nữa với Chính phủ các nước khu vực; nâng cao hiệu quả mô hình Đại sứ kiêm nhiệm thông qua giảm và cân đối địa bàn kiêm nhiệm của các cơ quan đại diện. Ở một số nước chưa có Cơ quan đại diện, Việt Nam có thể cân nhắc bổ nhiệm Lãnh sự Danh dự để hỗ trợ quan hệ kinh tế, bảo hộ công dân. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các nước SADC mở Cơ quan đại diện tại Việt Nam.

Hoàn tất thủ tục và ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi.

Tích cực thực hiện các nghiên cứu, dự báo và xây dựng chiến lược dài hạn, toàn diện về hợp tác với SADC, phục vụ cho việc nắm bắt tình hình và xây dựng các phương hướng, chủ trương thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với

khu vực.

Tận dung kênh hợp tác đa phương một cách hiệu quả: Tăng cường hợp tác và phối hợp với các nước khu vực trên trường quốc tế, tại các diễn đàn khu vực và đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn Đối tác chiến lược Á-Phi mới (NAASP), Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phong trào Không liên kết…; từng bước có các bước đi chủ động đóng góp tích cực, cụ thể vào quá trình xây dựng hòa bình và phát triển tại châu Phi (tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LQH, trợ giúp y tế, nhân đạo, hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia…).

Lĩnh vực kinh tế:

a. Thương mại, đầu tư:

Tuy không phải là lĩnh vực tiên phong như chính trị - ngoại giao, nhưng lại đóng vai trò cốt yếu trong việc xác định mức độ thiết thực và hiệu quả của các quan hệ hợp tác, đối tác giữa Việt Nam và các nước SADC, do đó, cần được ưu tiên cao và đẩy mạnh.

- Việt Nam cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong trao đổi thương mại với các nước khu vực, tăng cường khối lượng và chất lượng trao đổi thương mại với SADC theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và tăng dần tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo đồng thời duy trì nguồn nhập khẩu ổn định từ SADC các mặt hàng nguyên, nhiên liệu. Bên cạnh đó, tận dụng những điều kiện trao đổi thương mại ưu đãi mà nhiều quốc gia trong khu vực được hưởng từ Mỹ, EU... hay các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác. Những đối tác nhiều tiềm năng là Nam Phi, CH Congo, Tanzania, Angola, Mozambique…

- Thúc đẩy áp dụng các chính sách, biện pháp ưu tiên, khuyến khích cao đối với hoạt động hợp tác kinh doanh tại khu vực như: Đẩy mạnh việc đàm phán và sớm ký kết các Hiệp định cơ bản (Hiệp định Khuyến khích và

Bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ…) để dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp 2 bên trong triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau cũng như làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh sau này; Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các cơ quan xúc tiến thương mại, đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp của hai bên nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quan hệ thương mại với các nước khu vực; tăng cường số lượng và chất lượng các cơ quan thương vụ tại các nước SADC; lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm, kho quan ngoại tại một số thị trường trọng điểm trong khu vực;tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền giới thiệu hàng hoá Việt Nam để tiếp cận trực tiếp một số chuỗi hệ thống các siêu thị phân phối; đa dạng cơ cấu hàng hóa và hình thức quan hệ ngoại thương...

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin kinh tế, thương mại, thông tin về chính sách và đặc điểm thị trường của các nước khu vực cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, các hoạt động nghiên cứu và định hướng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường… để các doanh nghiệp của Việt Nam hiểu rõ hơn về cơ hội kinh doanh tại đây.

b. Nông nghiệp:

Việt Nam cần đẩy mạnh các hình thức hợp tác, khai thác tối đa những lợi thế và nhu cầu hợp tác của hai bên, chú trọng những lĩnh vực có khả năng hợp tác cao...

Bên cạnh các mô hình hợp tác 3-4 bên Việt Nam vẫn phối hợp triển khai tại châu Phi với các đối tác như EU, Trung Quốc, FAO, UNDP, RECs của châu Phi, cần đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp song phương trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh phát triển như nông nghiệp, nông thôn, sản xuất lúa gạo, trồng cây

công nghiệp, khai thác và chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản…, đưa hợp tác nông nghiệp từ trước đến nay thực chất là hợp tác chuyên gia, kỹ thuật, mang tính chất giúp đỡ một chiều chuyển thành các dự án đầu tư, hai bên cùng có lợi và hiệu quả.Nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi sẽ giúp chúng Việt Nam phân định rạch ròi lợi ích, trách nhiệm của từng phía, từ đó nâng cao hiệu quả tổng thể của hợp tác nông nghiệp lâu dài với các nước SADC.

Trước mắt, cần tập trung triển khai thành công các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp tổng hợp tại Mozambique và Angola, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình sang quốc gia khác có tiềm năng trong khu vực.

Việt Nam có lợi thế là có kinh nghiệm và uy tín trong phát triển nông nghiệp – nông thôn, nhưng cái Việt Nam thiếu là tiềm lực tài chính cũng như các hình thức hợp tác nông nghiệp với châu Phi. Do vậy, bên cạnh việc huy động nguồn lực của Việt Nam và các nước SADC, cần tích cực phối hợp với các nước khu vực nhằm tìm kiếm nguồn tài chính cần thiết cho việc triển khai các dự án hợp tác song phương và đa phương từ các tổ chức quốc tế (FAO, OIF) hay các nước có khả năng tài chính (EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…). Mô hình này cần được tích cực phát huy trong thời gian tới.

Ngoài ra, xuất khẩu lao động nông nghiệp sang SADC cũng là một giải pháp có thể cân nhắc tới trong chiến lược xuất khẩu lao động của Việt Nam. Giải pháp này vừa nhằm giải quyết được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn Việt Nam hiện nay và còn cung cấp cho SADC một lực lượng lao động làm trong nông nghiệp có kinh nghiệm, bù đắp lại số lượng hạn chế các chuyên gia mà Việt Nam có thể gửi sang công tác tại khu vực SADC.

c. Phát triển nguồn nhân lực

Hợp tác về lao động, chuyên gia, giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học- công nghệ, du lịch, thể thao là những lĩnh vực được Việt Nam chú trọng thúc đẩy và đã có sự phát triển tương đối khá. Đối với hầu hết các nước SADC, đây đều là các lĩnh vực họ thiếu nguồn nhân lực được đào tạo, do vậy họ cần một

số lượng lớn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có thể cung cấp chuyên gia. Do đó, cần tiếp tục ưu tiên trong khuôn khổ các dự án phát triển, các chương trình y tế, giáo dục, đào tạo… tại các nước SADC nhằm chia sẻ kinh nghiệm và phát huy tiềm năng to lớn của Việt Nam về nguồn nhân lực. Những đối tác cần ưu tiên là Angola, Mozambique, Botswana, Namibia.

Tuy nhiên, để việc hợp tác chuyên gia, lao động đi vào khuôn khổ, Việt Nam cần xúc tiến đàm phán và ký kết các Thỏa thuận hợp tác về lao động với các nước trong khu vực, trước hết là với các đối tác ưu tiên nói trên nhằm tăng cường cơ sở pháp lý và các biện pháp bảo vệ các quyền lợi chính đáng của chuyên gia và người lao động Việt Nam ở khu vực.

Bên cạnh đó, cần chú trọng tuyển chọn và đào tạo đội ngũ lao động có sức khỏe tốt, tay nghề cao, ngoại ngữ tốt và hiểu biết về văn hóa, phong tục nước sở tại, có kỷ luật lao động và ý thức tôn trọng luật pháp. Do đó, cần thành lập và xây dựng các trường dạy nghề ở Việt Nam cũng như nước sở tại để đào tạo và cung cấp lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường, đồng thời, có các biện pháp giúp liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các trường nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của việt nam với cộng đồng phát triển miền nam châu phi khoa học chính trị 603102 (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)