6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng quan hệ của Việt Namvới một số nƣớc trong SADC
2.2.1 Với Cộng hòa Nam Phi
Về quan hệ chính trị, ngoại giao:
Nam Phi là nước duy nhất tại châu Phi Việt Nam có khuôn khổ hợp tác đối tác vì hợp tác và phát triển.Hai nước Việt Nam và Nam Phi có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong nhiều năm qua, với dấu mốc lịch sử là từ cuộc gặp giữa đại diện chính phủ Việt Nam và đại diện Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1955 nhân Hội Nghị Bangdung tại Indonesia. Hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ quý báu. Đảng ANC luôn đánh giá cao sự ủng hộ của Việt
Nam đối với quá trình đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Việt Nam và CH Nam Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 25 năm kể từ ngày 22-12-1993. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được tăng cường đáng kể trong nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự nghiệp tái thiết và phát triển tại mỗi nước. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt gần đây là Đoàn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm chính thức Nam Phi (tháng 8/2015); đoàn Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang thăm Nam Phi (tháng 8/2017); đón đoàn Phó Tổng thống Nam Phi thăm Việt Nam (10/2016), đón Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Nam Phi (9/2017). Bộ Ngoại giao hai nước đã tổ chức 3 kỳ họp Diễn đàn đối tác liên Chính phủ (2007, 2012 và 2015).
Hình 2.2. Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bên lề Hội nghị G7 tại Canada
Việt Nam và Nam Phi luôn có sự ủng hộ tích cực lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, luôn ủng hộ, phối hợp với nhau rất chặt chẽ tại các cơ quan quan trọng của Liên Hợp quốc như Hội đồng Kinh tế – Xã hội (ECOSOC) hay Hội đồng Nhân quyền, cũng như tại nhiều tổ chức quốc tế khác. Việt Nam hiện là đối tác hàng đầu của Nam Phi trong khu vực Đông Nam Á và Nam Phi rất
muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam để mở rộng lợi ích của mình trong cả khu vực của chúng ta.
Hơn nữa, Việt Nam có quan hệ chính trị từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi.Chính mối quan hệ bền chặt này cùng với nền tảng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, ủng hộ lẫn nhau trong hơn 60 năm qua đã góp phần thúc đẩy các mối quan hệ khác cùng phát triển, đặc biệt là trên các lĩnh vực khác như kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.
Việt Nam và Nam Phi đã ký kết các Hiệp định, thoả thuận như: Hiệp định thương mại (4/2000); Tuyên bố chung về đối tác vì hợp tác và phát triển, Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật, Thoả thuận thành lập Uỷ ban thương mại hỗn hợp và Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (11/2004); Thoả thuận hợp tác về quốc phòng (5/2006); Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tình báo Nam Phi (2006); Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi, Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Biên bản phiên ho ̣p thứ nhất Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Viê ̣t Nam – Nam Phi (5/2007); Thoả thuận hợp tác giữa thành phố Hà Nội – Pretoria (11/2007); Thoả thuận hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh – Johannesburg (11/2009); Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch (10/2010); Bản ghi nhớ về hợp tác nguồn nước (10/2010); Biên bản kỳ họp lần thứ 2 Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi (8/2012); MOU về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học (12/2012); Biên bản kỳ họp lần thứ 3 Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi (6/2015)12.
Hiện nay, hai bên đang đàm phán các văn kiện pháp lý như: Hiệp định dẫn độ, Hiệp định hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm (giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp và Phát triển Hiến pháp Nam Phi), MOU về hợp tác pháp luật
và tư pháp (giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tư pháp và Phát triển Hiến pháp Nam Phi), MOU về hợp tác tương trợ tư pháp về hình sự (giữa Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp và Phát triển Hiến pháp Nam Phi); Hiệp định hợp tác về dịch vụ vận chuyển hàng không; MOU về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, MOU về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, MOU kết nghĩa Hà Nội – Cape Town.
Về quan hệ kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác:
Kim ngạch thương mại với Nam Phi luôn ở mức đứng đầu trong quan hệ của Việt Nam với các nước châu Phi. Vì vậy, đây có thể coi là quốc gia điển hình trong quan hệ thực chất giữa Việt Nam với các nước trong cả châu lục. Trong gần 10 năm qua, tổng kim ngạch thương mại song phương của hai nước đã tăng hơn 6 lần, từ 192 triệu USD vào năm 2007 lên 920 triệu USD năm 2013 và đạt 1,03 tỷ USD vào năm 2016 và khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 201713. Hàng hóa của Việt Nam khi vào Nam Phi - cửa ngõ quan trọng của châu Phi, thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, thành viên G-20, sẽ có thể thâm nhập vào thị trường rộng lớn của cả khu vực.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nam Phi gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giầy dép các loại, gạo, hạt tiêu, điều, cà phê, đồ gỗ…. Ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp như chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, sản phẩm hóa chất, kim loại thường, sắt thép các loại….Việt Nam và Nam Phi đã khẳng định quyết tâm sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 1,5 tỷ USD vào năm 2020, trong đó chú trọng việc tăng cường trao đổi thông tin về chínhsách, thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nam Phi tài trợ 6 triệu USD cho dự án ba bên Nam Phi-Việt Nam-CH Ghi-nê “Nâng cao năng suất lúa và rau màu ở
13
Guinea” tại CH Ghi-nê (từ năm 2008-2014). Trong khuôn khổ dự án, Việt Nam đã cử 14 lượt chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp sang làm việc tại Ghi- nê. Kết quả dự án được đánh giá tốt, góp phần đưa năng suất bình quân tăng từ 2,6 tấn lên 6-7 tấn/ha và đạt sản lượng 170 ngàn tấn lúa và trên 800 tấn rau màu, công tác chuyển giao kỹ thuật cho kỹ thuật viên và nông dân Ghi-nê cũng được thực hiện tốt, được Tổng thống Ghi-nê đánh giá cao. Sau thành công của Dự án này, hai bên nhất trí tiếp tục xem xét nhân rộng mô hình dự án hợp tác ba bên này tại các nước châu Phi khác14
.
Những ngành sản xuất có nhiều triển vọng và tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực công nghiệp là khai thác mỏ, chế biến sắt thép, công nghệ khai khoáng, khai thác gỗ và chế biến bột giấy. Ngoài ra, phía Việt Nam đang xem xét hợp tác với Nam Phi trong các lĩnh vực như công nghiệp nhiệt điện, chế tạo và lắp ráp xe hơi, chế biến thực phẩm, rượu vang của Nam Phi và đặc biệt là hóa chất với công nghệ hoá dầu từ than đá.
Trong 5 năm qua, Nam Phi đã đầu tư hơn 100 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và có kế hoạch đầu tư thêm 400 tỷ USD trong 15 năm tới. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiềm năng như xi măng, cà phê. Bên cạnh đó, đầu tư lớn từ Nam Phi vào Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu tốt, khởi đầu từ năm 2017 với việc khảo sát thành công của Tập đoàn Năng lượng Phelan Nam Phi và Công ty Cổ phần AMI Việt Nam trong việc hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời 250 MW tại tỉnh Bình Thuận15.