6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Thực trạng quan hệ của Việt Namvới tổ chức SADC
2.1.3. Một số lĩnh vực khác
a. Hợp tác chuyên gia, lao động
Hợp tác trong lĩnh vực chuyên gia giữa Việt Nam và các nước châu Phi được quan tâm phát triển ngay khi các nước châu Phi đầu tiên giành được độc lập bởi nền tảng quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp giữa hai bên. Ban đầu, hợp tác trao đổi chuyên gia được thực hiện bằng việc Việt Nam cử các chuyên gia y tế, giáo dục và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, xây dựng cơ sở thủ công nghiệp sang làm việc tại châu Phi. Nước châu Phi đầu tiên mà các chuyên gia Việt Nam đặt chân tới là Mali năm 1961, tiếp đến là Guine, Cộng hòa Congo năm 1964 và một số nước châu Phi khác. Đến thập niên 1980, hợp tác chuyên gia Việt Nam – châu Phi bắt đầu phát triển mạnh và mở rộng hơn với nhiều lĩnh vực và đối tác mới trên cơ sở các hiệp định, các nghị định thư cụ thể được ký kết giữa hai bên.
Kể từ khi Việt Nam ký hiệp định khung về việc cử và tiếp nhận chuyên gia với các nước châu Phi, Bộ Y tế đã cử được hơn 7000 lượt chuyên gia y tế
gồm các giáo sư, bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, y tá, kỹ thuật viên y tế sang châu Phi cộng tác trên tất cả các lĩnh vực: phòng bệnh và chữa bệnh, giảng dạy trong các trường đại học Y và Dược, nghiên cứu và sản xuất cây thuốc, sửa chữa vận hành các máy móc và thiết bị trong ngành y tế...Trong đó, Angola gần 4000 lượt, Mozambique và cộng hòa Congo mỗi nước trên dưới 100 lượt chuyên gia y tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là mặc dù lao động Việt Nam tại Angola là cao nhất nhưng đa số là không có hợp đồng lao động, chủ yếu là tự phát và Việt Nam hiện vẫn chưa có biện pháp để chính thức hoá lực lượng lao động này. Hiện nay, tình hình y tế tại các nước SADC vẫn còn gặp nhiều nan giải bởi dịch bệnh tràn lan khắp nơi, chính phủ các nước này vẫn mong muốn mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trao đổi chuyên gia y tế với Việt Nam.
Cùng với hợp tác trong lĩnh vực y tế thì hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng được chú trọng nhằm đưa các nước châu Phi thoát khỏi nghèo, nàn lạc hậu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã cử hơn 3000 lượt chuyên gia giáo dục sang giảng dạy ở hơn 20 nước châu Phi, từ các cấp trung học phổ thông đến đại học và trên đại học, từ các ngành khoa học cơ bản (toán, lý, hóa, sinh...) đến các ngành khoa học kỹ thuật (cơ khí, xây dựng, luyện kim, nông nghiệp, điện, điện tử, hóa kỹ thuật...), các ngành khoa học xã hội, kinh tế tài chính, các ngành nghề âm nhạc, y tế và dạy tiếng Việt. Trong đó Angola, Cộng hòa Congo, Madagasca, Mozambique là những quốc gia dẫn đầu trong hợp tác chuyên gia giáo dục giữa Việt Nam và châu Phi.
Hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp được bắt đầu thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX bằng việc Việt Nam gửi các chuyên gia nông nghiệp sang hướng dẫn người dân châu Phi trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi tiểu gia súc để cải thiện đời sống. Những năm qua, châu Phi đã đón nhận hàng nghìn lượt chuyên gia nông nghiệp Việt Nam sang hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp (chuyên gia, kỹ thuật viên nông nghiệp
chiếm số lượng lớn nhất so với lĩnh vực y tế giáo dục...). Hiện nay, Việt Nam có các chuyên gia nông nghiệp làm việc tại Senegal, Benin, Madagasca, Cộng hòa Congo, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Libya, Angola, Ruanda...Nhờ lợi thế là nước nông nghiệp và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao sản xuất nông nghiệp cho nhiều nước châu Phi, giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội. Sự đóng góp của các chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam trong việc cải thiện nông nghiệp và tăng cường an ninh lương thực tại châu Phi đã được chính phủ các nước sở tại và tổ chức FAO đánh giá cao.
b. Hợp tác giáo dục-đào tạo và văn hóa-thể thao-du lịch:
Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sinh viên Mozambique sang theo học chuyên ngành nông nghiệp và mỗi năm Mozambique tiếp nhận 5 sinh viên của Việt Nam sang học tiếng Bồ Đào Nha.
Về hợp tác văn hóa-thể thao-du lịch, các hoạt động giao lưu, trao đổi được hai bên quan tâm thúc đẩy như tổ chức “Tuần văn hóa” tại Nam Phi (2009), tham gia các liên hoan phim tại Tanzania, Mozambique, tổ chức các hoạt động quảng bá Việt Nam tại Angola, Tanzania, Mozambique, Tanzania, Madagascar…Việt Nam đã ký các thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực văn hóa- thể thao-du lịch với Nam Phi, Mozambique.