6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam– SADC
3.1.2. Thuận lợi trong hợp tác
- Việt Nam và các nước SADC có nền tảng quan hệ chính trị truyền thống hữu nghị, tốt đẹp, Việt Nam ngày càng chú trọng trong hợp tác với SADC. Điểm thuận lợi nhất trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với SADC đó chính là các đối tác truyền thống, lâu dài của Việt Nam tại khu vực châu Phi đều là thành viên của SADC. Hơn nữa, nền kinh tế đầu tàu của châu Phi là Nam Phi, vừa là đối tác lớn của Việt Nam và là thành viên chủ chốt của tổ chức này. Mối quan hệ này là một vốn chính trị hết sức quý báu và đã được thử thách trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử trước đây, không ngừng được
tăng cường, củng cố và mở rộng trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước của mỗi bên hiện nay. Điều này góp phần tạo nên sự tin cậy, ủng hộ lẫn nhau và hình thành nên nền tảng vững chắc cho việc phát triển các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực với SADC trong giai đoạn mới. Hơn thế nữa, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chung của thế giới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Trong chính sách đối ngoại của mình, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng coi trọng việc tăng cường hợp tác với châu Phi nói chung và các nước SADC nói riêng. Cùng với đó, nhận thức của các Bộ/ngành/doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến trong kinh doanh, hợp tác với các nước khu vực (chủ động tìm kiếm đối tác , chuyển dần từ hợp tác chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật sang thúc đẩy trao đổi thương mại, xúc tiến đầu tư trực tiếp vào một số lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp, viễn thông, dầu khí…).
- Thế và lực hai bên ngày càng được tăng cường: Điều này đã tạo thuận lợi hơn để phát triển hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Các nước châu Phi đang đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm gần đây. Khu vực này cũng đang muốn gia tăng hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài qua các chính sách, biện pháp linh hoạt như nới lỏng kiểm soát ngoại hối, giảm thuế và chi phí cho thuê đất, thử nghiệm các hình thức hợp tác mới. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều nước SADC mong muốn hợp tác và học hỏi kinh nghiệm đổi mới, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ…của Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam và các nước SADC có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Thị trường các nước khu vực đang trong quá trình chuyển đổi, không khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng so với nhiều nơi khác và có nhu cầu về những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dệt may, giầy dép, gạo, linh kiện điện tử, máy vi tính, phụ tùng xe máy, hóa chất, xi măng, phân bón… trong khi thị trường 16 nước
châu Phi có khả năng đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam về nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhân lực, đầu tư.
- Các nước SADC có nhiều tiềm năng và mong muốn mở rộng đối tác đầu tư: Trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong và ngoài khu vực ngày càng tăng, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống như EU, Mỹ hay Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững, các nước khu vực cũng đang tìm cách đa dạng hóa quan hệ hợp tác, từ đó cũng rất chú trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, các nước châu Phi nói chung và SADC nói riêng đang rất thiếu cơ sở hạ tầng, đường xá, với nhu cầu đầu tư khoảng 90-100 tỷ USD. Đơn cử như trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, mật độ điện thoại ở đây rất thấp và đó là cơ hội để đầu tư. Chỉ 1 tháng sau khi Viettel đầu tư đã có 1 triệu người dùng điện thoại, cho thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường là rất lớn.
- Nhiều quốc gia SADC được hưởng ưu đãi từ các nước lớn và các tổ chức quốc tế và hầu hết có nền kinh tế thị trường tự do, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn hợp tác với các nước trong khu vực như ưu đãi của Mỹ (đạo luật AGOA), EU hoặc các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác. Đồng thời, trong nội khối cũng có nhiều liên minh kinh tế khu vực như ECOWAS, UEMOA, CEMAC, SACU, EAC...tạo điều kiện để nhà đầu tư rộng cửa tiến sâu hơn vào thị trường này. Một số nước (như Nhật Bản, Nam Phi…) và tổ chức quốc tế (như FAO, UNDP, OIF…) mong muốn hỗ trợ các nước châu Phi, qua đó nâng cao uy tín của mình, thông qua việc tài trợ tài chính và mong muốn hợp tác với Việt Nam để cung cấp chuyên gia cho các dự án triển khai tại khu vực.
Kinh tế thị trường tự do đã được thiết lập hoàn toàn hoặc một phần tại tất cả các nước châu Phi, 43/55 nước ở châu Phi là thành viên của WTO, nhiều
nước đang tiến hành gỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, nới lỏng dần kiểm soát đối với vật giá trong nước...