Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ (Trang 92 - 97)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.1 Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp

Một là: Đầu tư phát triển KCN tập trung

Đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp đã trở thành xu hƣớng chính trong tổ chức không gian kinh tế, phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Sau

khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành, mô hình phát triển khu công nghiệp đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng. Đầu những năm 1990 nƣớc ta đã triển khai xây dựng một số khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dƣơng, ... nhằm đáp ứng yêu cầu và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một trong những chính sách quan trọng để thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp đó là đầu tƣ cho công tác quy hoạch và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh Phú Thọ đã dành nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình Chính phủ phê duyệt.

Mô hình quản lý các KCN đã hình thành mang lại hiệu quả nhất định: Ở cấp tỉnh tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để quản lý các KCN tập trung, cấp huyện tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp huyện để quản lý khu công nghiệp vừa và nhỏ (cụm công nghiệp). Việc xúc tiến thu hút đầu tƣ đƣợc quan tâm đầu tƣ thông qua các hình thức tổ chức đa dạng và các kênh thông tin khác nhau.

Đầu tƣ phát triển khu công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ, tạo thuận lợi nhằm thu hút đầu tƣ của các dự án đầu tƣ từ bên ngoài vì những lợi thế sau:

- Tạo điều kiện về mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới, thu hút vốn đầu tƣ cho sản xuất công nghiệp.

- Tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng thuận lợi hơn, đảm bảo phát triển đô thị hợp lý và từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hƣớng bền vững.

chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Chính sách đầu tƣ phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đƣợc triển khai một cách đồng bộ các yếu tố thúc đẩy hình thành cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tƣ, tạo thuận lợi, ƣu đãi khuyến khích doanh nghiệp, hình thành hệ thống dịch vụ cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp, tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu cho các nhà đầu tƣ, tích cực cải cách thủ tục hành chính,...

Để thực hiện đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật công nghiệp thuận lợi, tỉnh có chính sách thu hút các nhà đầu tƣ sơ cấp có uy tín, có năng lực thu hút đầu tƣ cùng với việc đầu tƣ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt trên chuẩn. Tính cạnh tranh trong phát triển các khu công nghiệp ở Phú Thọ không phải là giá cho thuê đất rẻ mà ở chất lƣợng hạ tầng và dịch vụ KCN. Nhờ vậy các KCN đã thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn cho phát triển công nghiệp. Đến năm 2013, các khu công nghiệp đã thu hút đƣợc dự án đầu tƣ sản xuất công nghiệp với tổng số vốn khá lớn. Giai đoạn đầu mới phát triển khu công nghiệp, cần thu hút các dự án để nâng cao tỷ lệ sử dụng thửa đất, giải quyết việc làm, đặc biệt nhu cầu việc làm của các hộ dân có đất thu hồi để phát triển công nghiệp. Nhƣng giai đoạn sau, việc thu hút đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp đã chọn lọc các dự án có quy mô lớn, phát triển các nhóm ngành nghề sản xuất phù hợp có giá trị gia tăng cao, các dự án công nghệ cao và sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất. Kết quả cho thấy quy mô vốn đầu tƣ bình quân một dự án tăng lên và suất đầu tƣ trên một ha đất tăng lên.

Hiệu quả của các chính sách công nghiệp của tỉnh là quy mô vốn đầu tƣ bình quân và suất đầu tƣ bình quân tăng nhanh do tác động của nguồn vốn FDI tăng nhanh qua các năm.

Chính sách đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp (bao gồm cả các khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp vừa và nhỏ) đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trên thực tế góp phần vào thúc đẩy tăng trƣởng của ngành công

nghiệp cũng nhƣ nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp. Sự thành công của chính sách đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp đƣợc bắt đầu từ việc xác định đúng, lựa chọn và hỗ trợ cho công tác quy hoạch. Hàng năm tỉnh đầu tƣ vốn Ngân sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựngcơ sở hạ tầng, quy hoạch chung và chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn, tạo động lực ban đầu thúc đẩy tốc độ phát triển các KCN. Trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tƣ hạ tầng có uy tín đầu tƣ vào các khu công nghiệp tập trung.

Quá trình thu hút đầu tƣ đƣợc chia thành 3 nhóm dự án để có quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tƣ phù hợp: Nhóm các dự án cần thu hút và ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ gồm các dự án sử dụng công nghệ cao, đem lại tác động lan toả trong phát triển kinh tế địa phƣơng hoặc ở một số khu vực thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động; nhóm các dự án cấp phép đầu tƣ có điều kiện để đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng, đáp ứng các tiêu chí về hiệu quả, thu ngân sách, thu hút lao động...; nhóm các dự án cần xem xét kỹ nhằm tránh các nguy cơ về môi trƣờng, sử dụng đất, sử dụng lao động ít hiệu quả, tác động ảnh hƣởng, lan toả hạn chế.

Hai là, chính sách đầu tư phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ thực sự coi chính sách phát triển làn nghề là “hạt nhân” của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và công nghiệp hóa nông thôn.

Theo báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-TW về phát triển TTCN tính đến cuối năm 2013 ƣớc có 19.732 cơ sở sản xuất, bao gồm 140 HTX; 19.236 hộ; 356 doanh nghiệp thu hút trên 98.400 lao động. Đến nay, toàn tỉnh có trên 60 làng có nghề phát triển chủ yếu là đan lát, nón lá, đồ mộc, giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất chè, chổi chít, VLXD… Đến hết năm 2013, đã có 39 làng đƣợc công nhận là làng nghề.

- Chế biến nông lâm sản thực phẩm: Trên địa bàn có trên 30 doanh nghiệp và hàng chục hộ chế biến chè cơ giới và hàng trăm hộ xao, sấy thủ công; sản

phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, EU. Một số cơ sở đã đầu tƣ máy, thiết bị chế biến đũa gỗ, đũa tre xuất khẩu, bóc gỗ, sản xuất gỗ ván xuất khẩu, sản xuất diêm. Trong nông thôn một số sản phẩm có sản lƣợng tăng nhanh, nhƣ: Xay xát gạo, chế biến mỳ gạo, làm đậu phụ, rƣợu trắng, nón lá, cót mộc. Có thêm một số sản phẩm: long nhãn, chuối sấy, tinh dầu xả…

- Sản xuất VLXD với các sản phẩm chủ yếu là: Gạch nung, gạch xỉ, gạch lát, ngói nung, vôi. Nhiều lò nung đƣợc áp dụng tiến bộ công nghệ: Lò đứng liên hoàn, lò xử lý bằng sữa vôi để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

- Tận thu, khai thác, chế biến khoáng sản có trên 50 cơ sở, với nhiều loại sản phẩm nhƣ: cao lanh, fensfat, talc, sắt, đôlômit, cát sỏi; trong số này một số cơ sở đã trang bị máy xúc, máy đào, máy lọc, máy nghiền.

- Chế biến phế liệu phát triển mạnh nhất ở Phù Ninh do mối quan hệ với Công ty giấy Bãi Bằng; đến nay đã trên có 30 cơ sở xén, kẻ; 7 doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì, giấy vệ sinh, tẩy bột giấy, 1 cơ sở phèn chua và 3 cơ sở thu mua than qua lửa tạo thành vệ tinh của Công ty Giấy.

- Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng xuất khẩu: Năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá TTCN đạt trên 8 triệu USD.

- Sản phẩm cơ khí nhỏ: Phƣơng tiện vận tải thủy, máy sấy, máy sàng, phân loại chè, hàng rào, cột đèn, cửa hoa, cửa xếp…

Các ngành hàng, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm, thu hút số đông lực lƣợng lao động, đặc biệt là số lao động nông nhàn, sản xuất ra nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và góp phần phục vụ ngoại tỉnh, cũng nhƣ xuất khẩu. Các ngành nghề TTCN phát triển đã góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng.

Phú Thọ đã đạt đƣợc các thành tựu trên là do tích cực triển khai Nghị quyết của Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và Quy hoạch phát triển công nghiệp. Theo đó nhiều địa phƣơng đã lập đề án xây dựng cụm TTCN, thu hút doanh nghiệp vào đầu tƣ, thúc đẩy ngành nghề truyền thống sẵn có và nhân cấy những ngành nghề mới, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh thuận lợi hơn. Nhiều địa phƣơng có những chính sách hỗ trợ phát triển TTCN (Lâm Thao, Thanh Thuỷ trích 1% ngân sách cho phát triển TTCN, Phù Ninh 0,5%, Việt Trì 30- 50 triệu đồng/năm). Tỉnh đã cho thành lập Trung tâm khuyến công để hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh.

Ba là, chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành công nghiệp

Trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp, các cơ quan quản lý tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm hiện đại hoá công nghệ, phát triển các lĩnh vực sản xuất có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Giai đoạn 2001-2013, cơ cấu ngành công nghiệp Phú Thọ có trên 30 loại sản phẩm chủ yếu tập trung vào 9 nhóm ngành: Khai thác khai khoáng; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; chế biến gỗ, giấy; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hóa chất, phân bón; dệt may-Da giày; chế tạo máy và gia công cơ khí; sản xuất và PP điện, nƣớc, ga, khí đốt, xử lý rác thải.

Tác động của chính sách đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp và phát triển làng nghề đã có thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ giữa các nhóm ngành mà giai đoạn trƣớc năm 2000 chƣa có chuyển biến đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)