Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1 Đặc điểm về dân cư, dân số và nguồn nhân lực
- Đặc điểm về dân số:
Về mặt hành chính: tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 11 huyện, 01 thị xã (thị xã Phú Thọ) và một thành phố (thành phố Việt Trì); 274 đơn vị hành chính cấp xã, 248 xã, 26 phƣờng và thị trấn.
Theo thống kê sơ bộ, dân số Phú Thọ năm 2013 là 1.340,8 nghìn ngƣời. Mật độ dân số 376 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều, thành phố Việt Trì có mật độ dân cƣ đông nhất 1.698 ngƣời/km2, tiếp đến là thị xã Phú Thọ 1.071 ngƣời/km2, huyện Lâm Thao 1025 ngƣời/km2, thấp nhất là ở huyện Tân Sơn 112 ngƣời/km2
và huyện Yên lập 188 ngƣời/km2.
Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị: Dân số nông thôn chiếm 81,8%; dân số thành thị chiếm 18,2%. Với tỷ lệ này mức độ đô thị hoá của Phú Thọ là thấp so với trung bình cả nƣớc (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gần 28%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm là 49,3 - 50,7%.
- Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP:
Đời sống dân cƣ không ngừng đƣợc cải thiện cả về vật chất và văn hoá tinh thần. GDP bình quân đầu ngƣời (tính theo giá thực tế) tăng dần qua các năm, từ 14.844.031 đồng (năm 2010) lên 20.526.029 đồng (năm 2013).
- Nguồn nhân lực:
Lao động và chất lƣợng lao động: Năm 2013 dân số của tỉnh khoảng 1.340,8 nghìn ngƣời. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 khoảng 831,9
nghìn lao động. Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 141,4 nghìn ngƣời chiếm khoảng 19,89% số lao động trong nền kinh tế; số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 40% (năm 2010) và 46% (năm 2013); số ngƣời thất nghiệp hoặc chƣa có việc làm trên 60 nghìn ngƣời. Ngoài số ngƣời trong tuổi lao động, hiện nay vẫn còn một số lƣợng đáng kể những ngƣời ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động chủ yếu là ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp.
Nhƣ vậy, trong hoàn cảnh thiếu vốn nghiêm trọng, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, mức gia tăng tƣơng đối cao của nguồn nhân lực đã và đang tạo sức ép lớn về tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cƣ.
Bảng 3.4. Diện tích, dân số, nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ
TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2013
1 Dân số trung bình 1.000 ngƣời 1.322,7 1.329,3 1.340,8
- Dân số nam 1.000 ngƣời 653,4 655,6 661,1
- Dân số thành thị 1.000 ngƣời 240,4 242,0 244,3
- Dân số trong tuổi lao động 1.000 ngƣời 828,8 830,3 831,9 2 Tỷ lệ sinh thô dân số % 17,86 17,74 21,38 3 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số % 12,32 11,87 15,42 4 Số ngƣời đang làm việc
trong nền kinh tế:
1.000 ngƣời 700,0 705,6 710,9
- Nông. lâm nghiệp. thủy sản 1.000 ngƣời 448,8 444,0 438,4
- Công nghiệp, xây dựng 1.000 ngƣời 131,5 136,7 141,4
- Dịch vụ 1.000 ngƣời 119,7 124,9 131,1
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của tỉnh phú Thọ
- Giao thông:
Tổng chiều dài hệ thống đƣờng bộ của tỉnh gần 10.000km, trong đó: Có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 31 tuyến đƣờng tỉnh với chiều dài 730 km, 94 tuyến đƣờng huyện dài 628 km, đƣờng đô thị 95 km và đƣờng liên xã, liên thôn dài 7.245 km và đƣờng chuyên dùng 278 km, 100% số xã có đƣờng ôtô vào đến trung tâm, 320km đƣờng sông và gần 100km đƣờng sắt.
Nhìn chung mạng lƣới giao thông của tỉnh (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy) đƣợc phân bố tƣơng đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lƣu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lƣợng đƣờng bộ còn thấp, công trình thoát nƣớc chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ lƣu thông cao và phƣơng tiện vận tải lớn.
- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:
+ Hệ thống điện: Hiện tại hệ thống đƣờng dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bƣớc đƣợc cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 100% xã có điện lƣới quốc gia, năm 2010 điện năng thƣơng phẩm toàn tỉnh đạt trên 1.224,2 triệu KWh. Tuy nhiên lƣới điện nông thôn nhiều xã chƣa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng còn cao, đã ảnh hƣởng đến việc cấp điện vì thƣờng xuyên xẩy ra sự cố mất điện làm cho giá điện sinh hoạt ở nông thôn còn cao.
+ Cấp, thoát nước: Cấp nƣớc, thoát nƣớc mới đầu tƣ phát triển nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các trung tâm huyện. Khu vực nông thôn việc đầu tƣ phát triển hệ thống cấp, thoát nƣớc đang đƣợc triển khai mở rộng.
+ Thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc phát triển tƣơng đối nhanh, đến 2013 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 269.947 điện thoại cố định và 1.032.830 điện thoại di động đăng ký; dịch vụ Internet là 25.000 thuê bao, hộp
thƣ thoại... đƣợc triển khai rộng khắp trên địa bàn. Chất lƣợng thông tin liên lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hết năm 2013 đã phủ sóng mạng điện thoại di động đến tất cả các trung tâm huyện. 100% các cơ quan, doanh nghiệp ở tỉnh và huyện đƣợc trang bị máy tính, một số cơ quan tổng hợp đã đƣợc nối mạng nội bộ.
- Giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch:
Phú Thọ hiện có 603 trƣờng học với 8.285 phòng học đạt tiêu chuẩn quốc gia ở bậc học phổ thông. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đã phát triển đƣợc 38 cơ sở đào tạo bậc trên phổ thông, với trên 100 mã nghề đào tạo, mỗi năm các cơ sở đào tạo này đã tham gia đào tạo trên 45 nghìn ngƣời góp phần nâng tổng số lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt trên 40%, đƣa Phú thọ trở thành tỉnh có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn so với bình quân chung của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống vẫn có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, cơ cấu lao động chƣa hợp lý, năng suất lao động của tỉnh còn thấp so với một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề theo phƣơng châm xã hội hóa tuy có nhiều tiến bộ, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động; số lƣợng đào tạo nghề sơ cấp, dạy nghề ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chƣa đủ điều kiện đào tạo lực lƣợng lao động có trình độ công nghệ cao; cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trƣờng lao động.
Bảng 3.5. Thực trạng về giáo dục tỉnh phú Thọ
TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2013
1 Mẫu giáo
- Trƣờng Trƣờng 309 308 312
- Lớp Lớp 2.168 2.252 2.389
- Giáo viên Ngƣời 3.502 3.909 4.184
- Học sinh Em 55.884 61.036 66.876
2 Phổ thông
- Trƣờng cấp 1. 2 Trƣờng 558 556 558
- Trƣờng cấp 3 Trƣờng 47 45 45
- Giáo viên cấp 1. 2 Ngƣời 12.137 11.917 11.873 - Học sinh cấp 1. 2 Em 166.081 166.526 168.712 - Học sinh cấp 3 Em 44.070 41.012 39.621 3 Chuyên nghiệp (Bình
quân)
- Đại học, CĐ:
+ Giáo viên Ngƣời 1.613 2.125 2.004
+ Học sinh Ngƣời 21.183 29.424 28.463
- Trung học chuyên nghiệp:
+ Giáo viên Ngƣời 87 109 117
+ Học sinh Ngƣời 19.257 16.925 9.853
- Trung cấp nghề:
+ Giáo viên Ngƣời 96 102 86
+ Học sinh Ngƣời 5.323 5.212 6.014
Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ
Hiện nay Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 100% các xã có trạm y tế với gần 52% trong số đó có bác sĩ và khoảng 60% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về chuẩn y tế, bình quân 6 bác sĩ/1 vạn dân.
Bảng 3.6. Thực trạng về y tế tỉnh Phú Thọ TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2013 1 Cán bộ y tế: - Ngành y Ngƣời 3.121 3.565 3.940 - Ngành dƣợc Ngƣời 641 675 827 2 Cơ sở y tế: - Bệnh viện Cơ sở 17 17 17
- Trung tâm y tế Cơ sở 14 14 14
-Trạm y tế xã. phƣờng Cơ sở 275 277 277
3 Giƣờng bệnh:
-Bệnh viện,Trung tâm y tế Giƣờng 3.365 3.365 3.585 - Trạm y tế xã. phƣờng Giƣờng 1.375 1.385 1.385
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ 3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia; trong đó, tác động mạnh nhất đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội mỗi quốc gia là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung, Phú Thọ gặp rất nhiều khó khăn, đã cản trở việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Tuy vậy, nền kinh tế Phú Thọ vẫn đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ.
- Tăng trưởng kinh tế theo GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, dù gặp rất nhiều khó khăn cả từ bên trong và bên ngoài, nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự tăng trƣởng khá. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010 - 2013 tuy có giảm do ảnh hƣởng bối cảnh kinh tế chung, song vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng khá ổn định, tốc độ tăng trƣởng
bình quân đạt 7,4%/năm. Phú Thọ hiện là tỉnh đứng thứ 26/64 tỉnh thành cả nƣớc về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, với những sản phẩm hàng đầu quốc gia nhƣ: Giấy, phân bón, chế biến nông, lâm sản; và đứng thứ nhất về sản xuất chè đen.
Bảng 3.7. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phân theo ngành
Đơn vị: %, (giá hiện hành)
Năm Tổng GDP
Lĩnh vực Công nghiệp, xây
dựng Nông, lâm, ngƣ nghiệp Thƣơng mại, dịch vụ 2000 100 36,5 29,9 33,6 2005 100 36,2 28,7 35,2 2010 100 38,8 25,6 35,7 2012 100 39,6 24,3 36,1 2013 100 39,8 24,0 36,2 Nguồn: NGTK Phú Thọ
Căn cứ vào tổng giá trị sản phẩm của các ngành kinh tế, cho thấy cơ cấu kinh tế hiện nay của Phú Thọ (năm 2013) là cơ cấu công nghiệp - xây dựng, Thƣơng mại - Dịch vụ và Nông, lâm, thủy sản. Trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu kinh tế có xu thế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhẹ tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 38,8 % năm 2010 tăng lên 39,6% năm 2013. Ngành Thƣơng mại - dịch vụ từ 35,7% năm 2010 tăng lên 36,2% năm 2013.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bao gồm thu từ kinh tế Trung ƣơng, kinh tế địa phƣơng, từ các loại thuế (thuế tiểu thủ CN, dịch vụ; thuế nhà đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế xuất nhập khẩu, trợ cấp từ Trung ƣơng...) năm 2013 là khoảng 2.507,762 tỷ đồng tăng 500,76 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong 3 năm tăng 3,07%. Tổng chi ngân sách trên địa bàn là 9.167,4 tỷ đồng tăng 3.455,47 tỷ so với năm 2010, cho đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách hàng năm vẫn phải hỗ trợ từ ngân sách TW là rất lớn.
Bảng 3.8. Thu, chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn thu 2005 2010 2013
Tổng thu ngân sách 1.958,27 5.711,93 7.453,762
-Thu trên địa bàn 769,28 2.007 2.507,762
-Trợ cấp từ TƯ 1.188,993 3.704,931 4.946,000
Tổng chi ngân sách 1.958,27 6.986,97 9.167,400
Nguồn: NGTK Phú Thọ
- Kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu có bƣớc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Phú Thọ ngày càng tăng, nhất là các mặt hàng truyền thống. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 538,753 triệu USD tăng 198,015 triệu USD so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 25,74%.
Hiện nay, hàng hóa của tỉnh đã có mặt tại nhiều thị trƣờng lớn nhƣ: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Á, Châu Phi, Bắc Mỹ... Thị trƣờng truyền thống của các sản phẩm nhựa plastic và giày dép là EU, Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trƣờng chủ yếu của hàng may mặc là Mỹ (chiếm khoảng 45% tổng giá trị kim ngạch), tiếp đến là ASEAN (khoảng 12%); còn thị trƣờng của sản phẩm chè, ngoài Ân Độ, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Nga,
Đài Loan..., còn có thêm một số thị trƣờng khó tính nhƣ: Đức, Mỹ, Hà Lan, và Nhật Bản. Đặc biệt, giai đoạn 2010 - 2013, các chủ thể tham gia xuất khẩu đã bao gồm nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế Nhà nƣớc chiếm 0,12%; kinh tế tập thể chiếm 0,11%; kinh tế tƣ nhân chiếm 17,7%; và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 82.07%.
Bảng 3.9. Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng hóa
Đơn vị: Triệu USD
Hạng mục 2000 2005 2010 2012 2013 Tổng gía trị xuất khẩu 78,53 6 125,81 9 340,738 477,923 538,753
-Xuất khẩu trực tiếp 69,11 2
116,33 5
340,738 477,008 534,123
-Ủy thác xuất khẩu 9,42 9,48 - 0,915 4,630
Nguồn: NGTK Phú Thọ