Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ (Trang 120 - 121)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC HOÀN THIỆN

4.1.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạch định chính sách

phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Thuận lợi

Quyết định 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của Vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn cảu dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước. Phấn đấu đến 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu Vùng trung du miền núi Bắc Bộ” là ngững động lực cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển công nghiệp đã và đang từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Các chính sách ƣu đãi và thu hút đầu tƣ vào khu vực và địa bàn tỉnh đang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

Qũy đất dành cho phát triển công nghiệp của tỉnh còn lớn. Xu hƣớng chuyển dịch dòng đầu tƣ đang phát triển theo hƣớng thuận lợi và tích cực.

Tốc độ phát triển đô thị và dịch vụ đang đƣợc đẩy mạnh tạo tiền đề và cơ hội cho ngành công nghiệp tỉnh phát triển bền vững.

Khó khăn

Lợi thế so sánh về thu hút đầu tƣ so với các địa phƣơng trong Vùng và khu vực vẫn chƣa định hình rõ nét.

Xu hƣớng phát triển đang đặt ra vấn đề thu hút đầu tƣ có chọn lọc và lựa chọn về ngành nghề, sản phẩm,… trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về công nghệ và môi trƣờng.

Để chuyển dịch mạnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và phát triển các ngành công nghệ cao thì chất lƣợng nguồn nhân lực vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là chính sách thu hút đãi ngộ và sử dụng lao động có trình độ và tay nghề.

Điều kiện cho phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, các ngành công nghiệp gia công, chế biến, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,… gặp trở ngại do không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu và không gắn với vùng nguyên liệu.

Thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp còn đối mặt với nguy cơ tiếp nhận xu hƣớng chuyển dịch các dây chuyền sản xuất và công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trƣờng.

Tác động tiêu cực của các vấn đề vĩ mô trong và ngoài nƣớc nhƣ lạm phát và lãi suất cao, thắt chặt và cắt giảm đầu tƣ, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất biến động mạnh, nguy cơ phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp của ngƣời lao động, thời tiết diễn biến phức tạp, biến động an ninh khu vực,… sẽ còn ảnh hƣởng lâu dài đến phát triển công nghiệp của tỉnh và tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội cần giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)