Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
3.2.7 Tình hình thực hiện chính sách theo các tiêu chí
3.2.7.1 Tính kinh tế của chính sách
Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế nhất định về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và công nghiệp làng nghề, tỉnh Phú Thọ đã tập trung chú trọng phát triển công nghiệp nhằm tạo ra tăng trƣởng cao và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp ở mức cao đã góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2000-2013.
Trong hơn 10 năm qua tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thực hiện các nhóm công cụ hỗ trợ chính sách phát triển công nghiệp toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Việc đề ra các nhóm chính sách làm công cụ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp của tỉnh đã căn cứ trƣớc hết là chính sách của quốc gia: Các chủ trƣơng, định hƣớng lớn, các quy định, quyết định của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch và các loại văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, căn cứ vào các định hƣớng của các vùng: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch định hƣớng phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội, các định hƣớng quy hoạch khác của các vùng. Các chính sách phát triển công nghiệp còn căn cứ vào các quy hoạch ngành: Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020; các đề án về phát triển nguồn nhân lực, về đào tạo nghề, về phát triển công nghiệp nông thôn,...Vì vậy, các chính sách đề ra đều nhất quán, phù hợp với các định hƣớng chung của quốc gia và toàn vùng; đồng thời có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phƣơng.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá nguồn lực hiện có, Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo tính kinh tế, thể hiện sự phù hợp và đáp ứng các mục tiêu đề ra tƣơng ứng với nguồn lực trong từng giai đoạn. Chính sách
phát triển công nghiệp đã đảm bảo đƣợc yêu cầu về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định chính sách, không phải lúc nào các định hƣớng, quy hoạch, các chính sách ban hành cũng đƣợc thực thi có kết quả nhƣ mong đợi. Do vậy, việc đánh giá chính sách luôn đi cùng với quá trình thực thi chính sách, luôn đòi hỏi sự sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt các chính sách vùng với chính sách quốc gia để đề ra chính sách cho địa phƣơng kịp thời và hiệu quả.
3.2.7.2 Tính hiệu quả của chính sách
Những lợi thế về vị trí địa lý, về tiềm năng thiên nhiên và con ngƣời đã đƣợc phát huy trong quá trình hoạch định chính sách. Ngay từ khi thực hiện công tác quy hoạch các KCN, các CCN đã chú ý đến phát huy lợi thế về vị trí địa lý, kết hợp hài hoà với phát triển không gian kiến trúc đô thị. Công nghiệp Phú Thọ đƣợc hình thành đã có lợi thế cạnh tranh, vị trí thuận lợi nhất cho thu hút các nguồn vốn đầu tƣ. Tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp, thu hút thành công nguồn vốn FDI là thể hiện thành công của chính sách này.
Tuy nhiên, các cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch tỷ lệ lấp đầy thấp, do chƣa triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ là vấn đề đặt ra trong quá trình điều chỉnh các chính sách.
3.2.7.3 Tính hiệu lực của chính sách
Với tiềm năng về làng nghề, lực lƣợng lao động có kỹ năng, đã thực sự phát huy khi chính sách phát triển công nghiệp tác động vừa đẩy nhanh xây dựng các KCN tập trung, đồng thời với thúc đẩy phát triển các CCN làng nghề. Hiệu lực của chính sách đƣợc thể hiện bởi tính thực thi, tuân thủ trong quá trình triển khai thực hiện, cũng thể hiện bởi các kết quả đã đạt đƣợc vƣợt các mục tiêu đã đề ra. Chính sách đã tạo ra sức hút các nguồn vốn của các
thành phần kinh tế từ ngoài tỉnh, đồng thời phát huy các nguồn vốn nội tại từ địa phƣơng.
Xây dựng các KCN tập trung dành cho các nhà đầu tƣ quy mô lớn, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã thực sự góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiệu lực của chính sách thể hiện qua quá trình thực thi và kết quả đạt đƣợc. Xây dựng các CCN, các cụm làng nghề đã tạo cho các doanh nghiệp địa phƣơng có điều kiện mở mang sản xuất, đầu tƣ trang thiết bị mới, huy động giải quyết lao động tại địa phƣơng, đồng thời góp phần xử lý ô nhiễm làng nghề, tạo điều kiện cho cải tạo môi trƣờng sống của dân cƣ nông thôn.
Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch, thực hiện quy hoạch với các CNN đang đặt ra các vấn đề về xử lý môi trƣờng, về trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, vấn đề lao động làng nghề đang là vấn đề cần giải quyết.
3.2.7.4 Tính tác động ảnh hưởng của chính sách
Chính sách phát triển công nghiệp không tách rời với chính sách khoa học công nghệ. Sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ mới là mấu chốt của chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng. Không chỉ mang lại sự đổi mới trong công nghiệp làng nghề, mà còn thúc đẩy tạo ra năng xuất lao động, khẳng định thƣơng hiệu trong quá trình hội nhập.
Sự phát triển các KCN tập trung, đã thu hút các nguồn vốn, trình độ quản lý hiện đại, nếp lao động công nghiệp đã có tác động lan toả, ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển các làng nghề. Số lƣợng các doanh nghiệp tăng lên theo đó số lƣợng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp tăng.
Chính sách công nghiệp còn tác động tạo sự đổi mới trong công nghiệp truyền thống, thúc đẩy tăng năng suất lao động, khẳng định thƣơng hiệu của các sản phẩn truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển giáo dục đào tạo nghề,…
Chính sách góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tác động tới sự nhìn nhận của các cấp chính quyền địa phƣơng với vấn đề môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Tuy nhiên phát triển công nghiệp luôn đi đôi với vấn đề xử lý môi trƣờng, vấn đề việc làm cho các hộ dân mất đất, vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động,... sẽ còn đặt ra cho việc hoạch định các chính sách khác trong tổng thể các chính sách của địa phƣơng.
3.2.7.5 Tính khả thi của chính sách
Chính sách đã đƣợc ban hành và thực thi một cách hiệu quả, phù hợp với hệ thống các chính sách của nhà nƣớc Trung ƣơng, đã khẳng định tính đúng đắn của quá trình chính sách cũng nhƣ tính khả thi cao của nó. Sự phát triển các KCN tập trung, cùng với nó là các nhà đầu tƣ có tiềm lực về vốn, về công nghệ hiện đại, về trình độ quản lý tiên tiến, về chất lƣợng sản phẩm, về thƣơng hiệu trên thị trƣờng,... đã tăng lên rõ dệt qua các năm. Theo đó, các cụm công nghiệp cũng đầu tƣ mới máy móc thiết bị, quá trình sản xuất cũng thay đổi đáng kể không chỉ các sản phẩm truyền thống, mà hiệu ứng lan toả đã thúc đẩy các doanh nghiệp địa phƣơng dần trở thành các vệ tinh không thể thiếu của các nhà đầu tƣ lớn trong các KCN. Đây chính là tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại địa phƣơng.
Các chính sách đã đƣợc ban hành đều đƣợc thực thi và mang lại kết quả. Các nguồn lực của địa phƣơng đƣợc huy động đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển, tính khả thi của các chính sách đã đề ra ở mức cao.
3.2.7.6 Tính phù hợp của chính sách
Các chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng đã ban hành trên cơ sở thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc Trung ƣơng, đồng thời là sự vận dụng tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp của địa phƣơng. Tính phù hợp thể hiện việc tuân thủ các chính sách
của Trung ƣơng, đồng thời có sự sáng tạo trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Chính sách công nghiệp đã tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, đồng thời tạo điều kiện vinh danh các nghệ nhân. Hỗ trợ hình thành các thƣơng hiệu cho các sản phẩm của địa phƣơng. Tạo một bƣớc quan trọng hƣớng tới xuất khẩu các sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài, phù hợp với chính sách chung của quốc gia.
Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi là yếu tố quan trọng phát triển và là một trong những tiềm lực to lớn đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Phú Thọ.
Chính sách phát triển công nghiệp đã hƣớng tới các mục tiêu đảm bảo lợi ích kinh tế và công bằng xã hội, chú trọng cải tạo môi trƣờng sống, một xu hƣớng tất yếu trong quá trình hoạch định các chính sách của địa phƣơng. Tạo một bƣớc chuyển biến từ nhận thức đến hành động vì lợi ích cộng đồng, trong tổng thể các chính sách của địa phƣơng, cũng nhƣ hệ thống chính sách của nhà nƣớc Trung ƣơng.