CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Vài nét về bối cảnh công nghiệp hóa ở Hàn Quốc
Chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên chấm dứt vào tháng 7-1953 với việc ký kết Hiệp định đình chiến giữa Cộng hoà nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc phải gánh chịu những hậu quả kinh tế nặng nề do chiến tranh để lại. Năm 1953, mức sản xuất thấp kém nhiều so với năm 1940. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật nhƣ giao thông, cầu cảng, thông tin liên lạc… cũng bị tàn phá nặng nền.
Về điều kiện tự nhiên: diện tích Hàn Quốc chỉ có 99.237 km2. Đất đai có khả năng sử dụng trong canh tác chiếm khoảng 1/4 diện tích đất nƣớc. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Hàn Quốc tƣơng đối nghèo, nguồn than mỡ chỉ đáp ứng 32% nhu cầu về năng lƣợng. Hàn Quốc còn có một số loại khoáng sản khác: quặng sát, đồng, chì, kẽm … tuy số lƣợng không nhiều. Hàn Quốc tuy là nƣớc đông dân nhƣng nghèo tài nguyên nên không thể công nghiệp hóa từ nông nghiệp hay các ngành khai thác, mà buộc phải lựa chọn ngành chế tạo làm điểm xuất phát.
Sau hiệp định đình chiến, Hàn Quốc đứng trƣớc những khó khăn cả về kinh tế, chính trị. Tình hình chính trị quốc tế và khu vực diễn ra phức tạp, trên thế giới có sự đối đầu giữa hai hệ thống XHCN, TBCN. Chính bối cảnh ấy, tác động trực tiếp đến sự lựa chọn mô hình phát triển của nhiều nƣớc trong đó có Hàn Quốc. Dù muốn hay không, các nƣớc nhỏ không thể thoát khỏi sự ràng buộc, chi phối và Hàn Quốc đã chấp nhận theo con đƣờng TBCN. Bên cạnh định hƣớng chính trị, về phƣơng diện kinh tế, Hàn Quốc cũng phải tìm kiếm sự phát triển cho chính mình. Chặng đƣờng phát triển mà Hàn Quốc trải qua cho thấy, đất nƣớc có sự chuyển đổi nhanh chóng từ kinh tế hƣớng nội sang kinh tế hƣớng ngoại lấy xuất khẩu làm trọng tâm, đó cũng là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc để trở thành nƣớc công nghiệp mới. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc đã trải qua các giai đoạn cụ thể, mỗi giai đoạn ấy gắn với định hƣớng phát triển và những thay đổi về chất lƣợng phát triển của nền kinh tế.
Khác với Nhật Bản và Liên Xô trƣớc đây, Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hóa trong một bối cảnh mới. Đó là sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu hƣớng khu vực hóa, toàn cầu hóa thƣơng mại diễn ra sâu rộng. Các lý thuyết kinh
tế và quản lý kinh tế cổ điển đƣợc thay thế bằng các lý thuyết mới, trong đó nổi lên lý thuyết về vai trò nhà nƣớc trong kinh tế thị trƣờng. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc đã khôn ngoan phát huy lợi thế “ngƣời đi sau” để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa của mình, trong đó việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa mới, phù hợp với hoàn cảnh quốc tế và điều kiện trong nƣớc, chứ không theo một khuôn mẫu có sẵn nào của nƣớc đi trƣớc là một thành công lớn. Chẳng hạn, trong khi Liên Xô tuyệt đối hóa vai trò nhà nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa thì Hàn Quốc lại không thái quá nhƣ vậy, mà đã kết hợp hài hòa giữa nhà nƣớc với thị trƣờng; trong khi Nhật Bản thực hiện công nghiệp hóa coi Nhà nƣớc là yếu tố đóng vai trò trung tâm trong xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích tiếp thu kỹ thuật, công nghệ của nƣớc đi trƣớc, tôn trọng và nuôi dƣỡng sáng kiến cá nhân thì Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở đó, mà còn tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và mở rộng luồng vốn tài chính từ nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nền kinh tế.
Nhìn chung Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hóa với xuất phát điểm nghèo nàn, lạc hậu, gánh chịu nhiều hậu quả của một nƣớc với tƣ thế vừa bƣớc ra từ chiến tranh nhƣng nhờ những nỗ lực và lựa chọn đƣợc hƣớng đi đúng đắn đã tạo nên nền công nghiệp tăng trƣởng nhanh chƣa từng thấy trong lịch sử. Thời gian cho quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc nói riêng và các nƣớc NICs nói chung chỉ khoảng 30 năm (những năm 1950-1980), ngắn hơn rất nhiều so với các nƣớc công nghiệp hóa đi trƣớc.