Hàn Quốc giai đoạn từ 1995 đến nay (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam01 (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.3 Hàn Quốc giai đoạn từ 1995 đến nay (2015)

Trải qua quá trình công nghiệp hóa bền bỉ và đầy nỗ lực của mình đến năm 1995, các chỉ tiêu chính của Hàn Quốc đã đạt: GDP 451,7 tỷ USD đứng thứ 11 thế

giới), GDP/đầu ngƣời đạt 1070 USD (đứng thứ 16), dự trữ ngoại tệ đạt 32, tỷ USD (đứng thứ 14). Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nƣớc. Giống nhƣ các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nƣớc Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tƣ và xuất khẩu công nghệ cao sang các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nƣớc có số giờ làm việc cao nhất thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ƣớc đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP) ƣớc đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tƣơng đƣơng lần lƣợt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới).

Năm 1997, nhƣ nhiều nƣớc châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nƣớc, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lƣng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003).

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu ngƣời của đất nƣớc đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007.

Hình 3.4: Tăng trƣởng GDP và tổng thu nhập Quốc gia theo đầu ngƣời của

Hàn Quốc (1960-2008)

Nguồn: Báo điện tử vietnamnet

Bất chấp các ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nƣớc này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Ngƣời ta thƣờng nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc nhƣ là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vị thế mới của Hàn Quốc trong cộng đồng quốc tế đƣợc đánh dấu vào năm 2010 với việc trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên giữ vai trò chủ tịch G20 và tổ chức Hội nghị Thƣợng đỉnh G20. Năm 2011, Hàn Quốc là thực thể kinh tế lớn thứ 15 thế giới, năm 2012 đã vƣơn lên thứ 12 thế giới, năm 2013 vƣơn lên thứ 11 và năm 2016 dự kiến vƣơn lên thứ 9 thế giới với GDP bình quân đầu ngƣời tới 30.897 USD. Hàn Quốc cũng là một nƣớc phát triển có sự tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nƣớc giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu ngƣời là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vƣợt qua tất cả các nƣớc ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nƣớc giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu ngƣời là 81.000 USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam01 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)